(Baothanhhoa.vn) - Đúng như chúng tôi đã từng dự đoán, Đại hội VIII Liên đoàn Bóng đá Việt Nam càng sát thời điểm tổ chức càng xảy ra nhiều biến cố khó lường. Nếu như vài tháng trước là chuyện một loạt ứng viên cho các vị trí chủ chốt, lần lượt người “dính đơn thư”, kẻ bị tố cáo bởi những hành vi thiếu minh bạch thì giờ đây, trên tờ báo nọ, người ta còn chỉ rõ: Một cá nhân được đề cử vào Phó Chủ tịch VFF đã “mua phiếu bầu”!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghi án “động trời” trước thềm Đại hội VFF!

Đúng như chúng tôi đã từng dự đoán, Đại hội VIII Liên đoàn Bóng đá Việt Nam càng sát thời điểm tổ chức càng xảy ra nhiều biến cố khó lường. Nếu như vài tháng trước là chuyện một loạt ứng viên cho các vị trí chủ chốt, lần lượt người “dính đơn thư”, kẻ bị tố cáo bởi những hành vi thiếu minh bạch thì giờ đây, trên tờ báo nọ, người ta còn chỉ rõ: Một cá nhân được đề cử vào Phó Chủ tịch VFF đã “mua phiếu bầu”!

“Nguyên đơn” chẳng phải ai xa lạ, chính là Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng đoàn Bóng đá Quảng Nam - ông Nguyễn Húp. Thực hư câu chuyện này ra sao thì hạ hồi phân giải nhưng theo luật, khi đơn tố cáo không phải “nặc danh”, lại được đăng tải trên báo chí thì đó chẳng phải chuyện chơi.

Song chuyển động sân cỏ nước nhà những năm qua cho thấy, chuyện “mua đứt” một ai đó là điều đã có tiền lệ. Hơn chục năm trước, trọng tài Lương Trung Việt đã phải nhận mức án 7 năm tù cho hành vi “nhận hối lộ”. Tương tự như vậy, scandal liên quan đến cầu thủ bán độ thỉnh thoảng lại được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ở cấp độ khác, tại World Cup 2006, một số vị lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Đức bị tố cáo mua phiếu bầu để giành quyền tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Người Qatar cũng bị nghi ngờ (thậm chí truyền thông Đức còn khẳng định là có bằng chứng) dùng tiền để trở thành quốc gia đăng cai World Cup 2022.

Dĩ nhiên, đằng sau những vụ lùm xùm này là vô số thông tin khác, hoặc khẳng định, hoặc phủ nhận mà trong phạm vi bài viết, chúng tôi khó có thể liệt kê ra hết nhưng điều đó cho thấy, trong nhiều trường hợp, phiếu bầu được xem như “món hàng đắt giá” và người ta sẵn sàng dùng quyền được bỏ phiếu để... kinh doanh!.

Tuy nhiên, điều đáng nói là ở xứ ta, chuyện “hối lộ” và “nhận hối lộ” rất hiếm khi được giải quyết một cách rốt ráo, triệt để mà thường rơi vào tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Hơn nửa thập kỷ trước, ngày còn làm bóng đá, cựu bầu Nguyễn Đức Kiên từng khẳng định: Trước một trận đấu chuyên nghiệp, đã có số điện thoại lạ gọi đến đưa ra lời đề nghị “500 triệu đồng” (trọng tài sẽ thổi cho thắng cuộc). Còn ở V.League 2013, những người điều khiển trận Thanh Hóa - Hoàng Anh Gia Lai (ông Đinh Hải Dương là trọng tài chính) cũng phải ra điều trần do cáo buộc “nhận 100 triệu đồng” để làm sai lệch kết quả trận đấu.

Thêm nữa, nếu chuyện kết quả “bị bán” chỉ gây tác hại đến một trận đấu, xa hơn là xáo trộn vị trí trên bảng xếp hạng thì chuyện “chạy chức” để lãnh đạo VFF tiềm ẩn những hệ quả khôn lường, tác động tiêu cực đến cả nền bóng đá nước nhà. Bản thân ông Nguyễn Húp cũng ý thức rất rõ điều này khi đưa ra lời bình đầy chua xót, đại ý: Rất nguy hại cho làng bóng nước nhà bởi đã dùng tiền “mua phiếu” thì sau khi thắng cử, người ta sẽ cố “vơ vét” để... thu hồi.

Cá nhân nào “mua phiếu” (?), số tiền “chạy phiếu bầu” là bao nhiêu (?), liệu còn vị trí nào xảy ra những câu chuyện tương tự (?)... thực sự là những câu hỏi nhức nhối mà dư luận và đông đảo người hâm mộ bóng đá nước nhà rất mong các cơ quan chức năng và liên đoàn sớm vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề!


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]