(Baothanhhoa.vn) - Ngày này 24 năm về trước, một trong những điều luật nghiệt ngã nhất của bóng đá được áp dụng thành công: Luật “bàn thắng Vàng” – điều luật được ví như “cái chết bất ngờ” - Sudden Death.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu giày trên sân cỏ

Ngày “Cái chết bất ngờ” xuất hiện

Ngày “Cái chết bất ngờ” xuất hiện

Oliver Bierhoff ghi “bàn thắng Vàng” đầu tiên trong trận Chung kết Euro 1996.

Ngày này 24 năm về trước, một trong những điều luật nghiệt ngã nhất của bóng đá được áp dụng thành công: Luật “bàn thắng Vàng” – điều luật được ví như “cái chết bất ngờ” - Sudden Death.

Chung kết Euro 1996, 2 đội cùng nằm trong “bảng tử thần” là Đức và Cộng hòa Séc tái ngộ.

Ở vòng đấu bảng, Đức đã dễ dàng giành chiến thắng trước Séc với tỷ số 2-0. Nhưng đến trận chung kết, mọi chuyện đã không còn đơn giản.

Cộng hòa Séc với sự cơ động của những cầu thủ có tốc độ như Patrik Berger, Pavel Nedved, Vladimir Smicer, Karel Poborsky... mới là đội chơi có phần lấn lướt và tạo ra các tình huống nguy hiểm.

Phút 59, Karel Poborsky tăng tốc xâm nhập vòng cấm địa tuyển Đức khiến Matthias Sammer buộc phải chuồi chân phạm lỗi.

Patrick Berger sau đó thực hiện thành công quả đá phạt đền đưa Cộng hòa Séc dẫn 1-0. Người Séc còn cách “ngai vàng” EURO 30 phút, trong thế trận phòng ngự - phản công có lợi.

Thế nhưng, 10 phút sau bàn thua, HLV Berti Vogts của “Những cỗ xe tăng” đã có quyết định thay người lịch sử: Tiền đạo Oliver Bierhoff vào sân thay tiền vệ Mehmet Scholl.

Chỉ 4 phút sau khi vào sân, xuất phát từ pha chuyền bóng bổng bên cánh phải của Christian Ziege, Oliver Bierhoff đã có pha băng cắt đánh đầu ghi bàn thắng gỡ hòa.

Khi hiệp phụ mới trôi đi được 5 phút, Oliver Bierhoff nhận bóng trong vòng cấm địa trong tư thế quay lưng với khung thành. “Siêu dự bị” của tuyển Đức xoay trở và sút bóng bằng chân trái. Quả bóng đi không quá khó, ngay trong tầm kiểm soát của thủ thành Petr Kouba, thế nhưng thủ thành này lại để bóng bật khỏi tay, chạm cột dọc và đi vào lưới.

Trận đấu chính thức khép lại với vinh quang dành cho người Đức và nước mắt cho người Séc.

Oliver Bierhoff trở thành cầu thủ đầu tiên ghi được “bàn thắng Vàng” kể từ khi FIFA giới thiệu luật này vào năm 1993.

Lần đầu tiên, luật “bàn thắng Vàng” đã được áp dụng thành công và nghiệt ngã thay với người Séc, nó xảy ra đúng tại trận chung kết – một “cái chết bất ngờ” thực sự. Petr Kouba không bao giờ còn cơ hội để sửa chữa sai lầm.

Tại Euro, “bàn thắng Vàng” thêm một lần được áp dụng vào giải đấu năm 2000 với “nạn nhân” ở bán kết là đội tuyển Bồ Đào Nha và ở chung kết là Italia. Cả 2 đều thua tức tưởi trước đội tuyển Pháp.

Điều dễ nhận thấy ở những hiệp phụ trận đấu có áp dụng luật “bàn thắng Vàng” là thiếu tính hấp dẫn, do các đội chơi phòng thủ chặt chẽ, chủ yếu cầm chân nhau để bước vào loạt đá luân lưu.

Cuối tháng 2-2004, đại hội đồng thường niên lần thứ 118 của Liên đoàn Bóng đá quốc tế (IFAB) đã chính thức hủy bỏ luật “bàn thắng Vàng”.

Tổng cộng có 2 kỳ World Cup, 3 kỳ Confed Cup 2 kỳ Euro được áp dụng luật “bàn thắng Vàng”.

Cho đến nay, việc áp dụng luật “bàn thắng Vàng” vẫn để lại nhiều tranh cãi, bởi nó mang đến không ít thành công cho một số đội bóng.

...

Một trong những vẻ đẹp của bóng đá là truyền cảm hứng, lan tỏa khát khao vượt qua thử thách để chinh phục vinh quang.

Trong khi “bàn thắng Vàng” thì ngược lại, triệt tiêu hy vọng, triệu tiêu cơ hội.

Để cảm nhận điều này rõ hơn, hãy nhớ lại trận Chung kết Sea Games 2003 giữa Việt Nam và Thái Lan. Phút 90+1, Văn Quyến vô – lê tuyệt đẹp ghi bàn gỡ hòa 1-1 khiến SVĐ Quốc gia Mỹ Đình như muốn nổ tung. Thế nhưng chỉ 5 phút sau, cú sút trái phá của Nattaporn khiến các cầu thủ Việt Nam đổ gục, SVĐ Mỹ Đình câm lặng... Việt Nam sẽ còn tới 24 phút để gỡ hòa, nếu đó không phải là “bàn thắng Vàng”.

Một số “bàn thắng Vàng” trong lịch sử:

+ Chung kết Euro 1996: Cộng hòa Séc 1-2 Đức (Oliver Bierhoff ghi bàn phút 95).

+ Bán kết Confed Cup 1997: Australia 1-0 Uruguay (Hary Kewell ghi bàn phút 92).

+ Vòng 1/8 World Cup 1998: Pháp 1-0 Paraguay (Laurent Blanc ghi bàn phút 114).

+ Bán kết Confed Cup 1999: Mexico 1-0 Mĩ (Blanco ghi bàn phút 97).

+ Bán kết Euro 2000: Pháp 2-1 Bồ Đào Nha (Zidane ghi bàn phút 117).

+ Chung kết Euro 2000: Pháp 2-1 Italia (Trezeguet ghi bàn phút 113).

+ Vòng 1/8 World Cup 2002: Senegal 2-1 Thụy Điển (Henri Camara ghi bàn phút 104).

+ Vòng 1/8 World Cup 2002: Hàn Quốc 2-1 Italia (Ahn Jung-hwan ghi bàn phút 117).

+ Tứ kết World Cup 2002: Thổ Nhĩ Kì 1-0 Senegal (Ilhan Mansiz ghi bàn phút 94).

+ Chung kết Confed Cup 2003: Pháp 1-0 Cameroon (Thierry Henry ghi bàn phút 97).

...

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]