(Baothanhhoa.vn) - Hôm qua (8-10-2018), lượt đấu cuối cùng của mùa giải 2018 đã chính thức khép lại một V.League với không ít cảm xúc. Như thường lệ, thời điểm mà kẻ háo hức nhận huy chương, người nghẹn ngào cầm vé xuống hạng cũng là lúc chúng ta cùng nhìn lại 26 vòng đấu chuyên nghiệp. Theo chúng tôi là mùa bóng có không ít điều đáng để ưu tư ở V.League 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ 1: Chưa có cuộc cách mạng ở V.League 2018

Hôm qua (8-10-2018), lượt đấu cuối cùng của mùa giải 2018 đã chính thức khép lại một V.League với không ít cảm xúc. Như thường lệ, thời điểm mà kẻ háo hức nhận huy chương, người nghẹn ngào cầm vé xuống hạng cũng là lúc chúng ta cùng nhìn lại 26 vòng đấu chuyên nghiệp. Theo chúng tôi là mùa bóng có không ít điều đáng để ưu tư ở V.League 2018.

Trước hết phải thấy rằng, so với mùa giải 2017, V.League 2018 có khá nhiều sự đổi thay mà đáng kể nhất là việc suất thăng hạng được tăng lên 1,5 (đội xếp thứ 13 phải thi đấu play-off với Á quân giải hạng Nhất), đây thực sự là chất xúc tác đặc biệt, giúp giải chuyên nghiệp quốc gia hấp dẫn đến trận đấu cuối cùng.

Còn nhớ mùa giải năm ngoái, khi số đội phải xuống hạng chỉ là 1 và Long An đã “buông súng” từ rất sớm: Kể từ sau vụ “ồn ào” trên sân Thống Nhất, đội bóng này đã “chôn chân” ở vị trí bét bảng xếp hạng và không thể gượng dậy. Điều đó có nghĩa: Càng về cuối, cuộc đua tránh suất xuống hạng càng tẻ nhạt, thậm chí rất nhiều trận cầu chỉ mang tính thủ tục. Và, như chúng ta đều biết, khi suất xuống hạng sớm an bài thì thứ bóng đá “xin - cho” có điều kiện vô cùng thuận lợi để nảy nở.

Cùng với thay đổi mang tính bước ngoặt ấy, V.League 2018 cũng chứng kiến nhiều chuyển động rất tích cực như 11/14 đội bóng có nhà tài trợ áo đấu (điều không thể thiếu trong bóng đá chuyên nghiệp), 13/14 đội bóng đã xây dựng trang Facebook chính thức của CLB - chi tiết tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết trong bối cảnh truyền thông và sân cỏ ngày càng chứng tỏ mối quan hệ khăng khít. Ngoài ra, còn phải kể đến một số điều chỉnh khác, đặc biệt là sự kiện mỗi vòng đấu lại có vài ba trận diễn ra vào “khung giờ vàng” (19h) - thay đổi cho thấy ban tổ chức đã chú ý và quan tâm hơn đến khán giả.

Dẫu vậy, điều người hâm mộ trông đợi là chất lượng giải đấu thì lại không có chuyển biến đáng kể, thậm chí là... dậm chân tại chỗ!

Lấy ví dụ từ nạn bạo lực sân cỏ, một trong những “điểm đen” khó gột rửa và là nguyên nhân chính khiến khán giả thờ ơ với sân cỏ quốc nội.

Ấy thế nhưng, mùa giải 2018 vẫn chứng kiến những pha vào bóng “như phim chưởng” của Tăng Tiến (Hoàng Anh Gia Lai) với Duy Mạnh (Hà Nội FC); của Hải Huy (Than Quảng Ninh) với Trùm Tỉnh (S.Khánh Hòa)... rồi những pha vào bóng khiến người xem “dựng tóc gáy” như hình ảnh Đinh Tiến Thành (FLC Thanh Hóa) “tặng” cho Tô Văn Vũ (B.Bình Dương) nguyên một... gầm giày. Thậm chí, vòng đấu thứ 5 - V.League 2018 đã lập “kỷ lục” về bạo lực khi có tới 2 thẻ đỏ và... 30 thẻ vàng được các trọng tài rút ra.

Tương tự như vậy, chuyện cầm còi của các ông “vua áo đen” vẫn chưa hết nhức nhối với những sai sót sơ đẳng như cầu thủ nhận 2 thẻ vàng mà không bị truất quyền thi đấu vì trọng tài “quên” rút thẻ đỏ (trường hợp trọng tài Trần Văn Lập vòng 22). Rồi hình ảnh một khán giả trên sân Thiên Trường xông vào sân cỏ, đuổi đánh trọng tài Trần Đình Thịnh hay công văn của ban tổ chức cùng lúc từ chối 3 thành viên trực tiếp hoặc gián tiếp điều khiển trận đấu là 2 trọng tài Nguyễn Văn Kiên, Nguyễn Trọng Thư cùng Phó ban Trọng tài Dương Văn Hiền... là dẫn chứng đắt giá cho nhận định: Dẫu đã có những cố gắng nhất định từ các nhà làm giải thì chất lượng trọng tài tại V.League 2018 vẫn chưa được nâng lên.

Trong tương quan giữa những cái đã đổi thay và không ít tồn tại cần khắc phục, không khó để nhận thấy, chưa có cuộc cách mạng thực sự ở V.League 2018.

"Kỳ 2: Bàn tay của ông Trần Anh Tú.


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]