(Baothanhhoa.vn) - Chưa đầy một tháng, sau khi tiền đạo sáng giá trưởng thành từ lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai - Nguyễn Công Phượng bị CLB Incheon United (Hàn Quốc) thanh lý trước thời hạn, mới đây, bi kịch này một lần nữa lặp lại với một cầu thủ khác, cũng trưởng thành từ “phố Núi Pleiku”: Tiền vệ Lương Xuân Trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xuân Trường thất bại trong màu áo CLB Buriram United:

Không từ bỏ giấc mơ xuất ngoại chơi bóng!

Không từ bỏ giấc mơ xuất ngoại chơi bóng!

Ảnh minh họa

Chưa đầy một tháng, sau khi tiền đạo sáng giá trưởng thành từ lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai - Nguyễn Công Phượng bị CLB Incheon United (Hàn Quốc) thanh lý trước thời hạn, mới đây, bi kịch này một lần nữa lặp lại với một cầu thủ khác, cũng trưởng thành từ “phố Núi Pleiku”: Tiền vệ Lương Xuân Trường.

Công Phượng, Xuân Trường (cùng một số đồng nghiệp khác) chính là hiện thân của chiến lược “xuất khẩu cầu thủ sang những nền bóng đá hàng đầu châu lục” mà ngay từ khi khởi công xây dựng Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai JMG, ông bầu Đoàn Nguyên Đức đã ấp ủ. Ở cấp độ cao hơn, khi xuất ngoại chơi bóng, họ còn mang theo kỳ vọng của hàng triệu khán giả cả nước về một ngày những cầu thủ mang thương hiệu Việt tỏa sáng trên sân cỏ thế giới.

Tuy nhiên, trong màu áo nhà đương kim vô địch xứ chùa Vàng (cấp độ CLB), Xuân Trường không chứng tỏ được nhiều. Dù có những đóng góp rất quan trọng khi cùng đội tuyển Việt Nam giành ngôi vị Á quân tại King,s Cup 2019, song những gì tiền vệ người Tuyên Quang thể hiện vẫn chưa thuyết phục được Ban huấn luyện CLB Buriram United. Liên tiếp 4 trận đấu gần đây, Xuân Trường đều không có tên trong đội hình xuất phát.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên cạnh lý do thể lực chưa đảm bảo, sự xuất hiện của một cầu thủ khác cùng vị trí là tân binh Kevin Ingreso khiến Xuân Trường không thể tìm được một suất đá chính. Theo quy định của Ban tổ chức Thai League (giải bóng đá cao nhất Thái Lan, tương đương V.League của Việt Nam), mỗi tập thể chỉ được sử dụng tối đa 3 ngoại binh thuộc các quốc gia Đông Nam Á và Buriram United đã chọn Kevin Ingreso; đồng nghĩa Xuân Trường không nằm trong kế hoạch sử dụng của đội bóng chủ quản ở giai đoạn 2.

Thực tế ấy cho thấy, so với mặt bằng chung của châu lục, giới “quần đùi áo số” Việt Nam vẫn thuộc diện yếu thế. Tuy nhiên, không vì những thất bại tạm thời này mà túc cầu giáo nước nhà phải từ bỏ giấc mơ.

Nhìn nhận một cách khách quan, nếu như trong quá khứ, những lần xuất ngoại thi đấu của Lê Huỳnh Đức, Lê Công Vinh, Nguyễn Việt Thắng cho lần lượt các CLB: Chongqing Lifan (giải vô địch Trung Quốc), Leixoes (Bồ Đào Nha), Porto B (cũng của Bồ Đào Nha) hoặc vì mục đích thương mại, hoặc mang ý nghĩa học việc thì việc Xuân Trường đến Thái Lan, Công Phượng sang Nhật Bản, dẫu chỉ dưới dạng cho mượn nhưng ít nhiều đã mang ý nghĩa vì chuyên môn.

Ở khía cạnh khác, như thừa nhận của Công Phượng trước khi chuyển tới đất nước mặt trời mọc 3 năm trước, đại ý: Biết là rất khó khăn, nhưng vẫn muốn thử sức và chinh phục! - một quyết định mang ý nghĩa “mở đường” và quan trọng hơn, nếu như chỉ vì khó khăn mà chùn bước, vì sợ thất bại mà không dám dấn thân thì chẳng biết đến bao giờ bóng Việt Nam mới bước ra khỏi “ao làng khu vực”!

Nói cách khác, ở thời điểm hiện tại, Xuân Trường, Công Phượng chưa thể biến giấc mơ thành hiện thực nhưng đó đều là những thất bại cần thiết, để biết chúng ta đang ở đâu và phải làm gì để tiệm cận trình độ thế giới.

Chẳng phải người Việt đã kiểm nghiệm và tổng kết: “Thất bại là mẹ của thành công” đó sao!

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]