(Baothanhhoa.vn) - Để chuẩn bị cho sân chơi cao nhất khu vực, mới đây, Ban tổ chức SEA Games và Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á đã công bố các tiêu chí phân nhóm hạt giống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hạt giống SEA Games

Hạt giống SEA Games

(Ảnh minh họa)

Để chuẩn bị cho sân chơi cao nhất khu vực, mới đây, Ban tổ chức SEA Games và Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á đã công bố các tiêu chí phân nhóm hạt giống.

Dựa trên yếu tố kết quả kỳ SEA Games gần nhất diễn ra cách đây 2 năm (U22 Việt Nam của cựu HLV Nguyễn Hữu Thắng bị loại từ vòng bảng), 4 nhóm đội tuyển đã được xác định: Thái Lan (vô địch) và Philippines (chủ nhà) ở nhóm 1, Malaysia (Huy chương Bạc) và Indonesia (Huy chương đồng) ở nhóm 2, Myanmar và Singapore ở nhóm 3. Việt Nam cùng Lào, Campuchia và Timor Leste ở nhóm 4. Với diễn biến này, khả năng thầy trò ông Park Hang Seo lọt vào “bảng tử thần” cùng 4 đối thủ: Thái Lan, Indonesia, Singapore, Lào là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trước ám ảnh một lần nữa sớm “xách va-li về nước”, Ủy ban Olympic Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) lập tức có văn bản, đề nghị xét lại tiêu chí phân nhóm. Theo quan điểm của VFF, tại SEA Games 29, dù cùng bị loại nhưng chúng ta đạt được 10 điểm/5 trận, nhiều hơn so với Singapore (6 điểm) nên về lý, “đội bóng áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái” phải được xếp ở nhóm 3 chứ không thể bị đẩy xuống nhóm “lót đường”. Luận điểm này nhận được nhiều tán đồng từ phía khán giả.

Cần phải thấy rằng, SEA Games hay AFF Cup, “quanh đi quẩn lại” cũng chỉ bằng ấy gương mặt, số lượng bảng đấu cũng chưa bao giờ vượt quá con số 2 nên việc phân “hạt giống” không có nhiều ý nghĩa. Trong trường hợp VFF “thắng kiện” (được phân vào nhóm 3) thì thầy trò ông Park Hang Seo vẫn phải có được kết cục thuận lợi ở các trận thư hùng với Thái Lan (hoặc Philippines), Indonesia (hoặc Malaysia). Đây mới là những “nút thắt” quan trọng, quyết định 1 trong 2 tấm vé vào bán kết chứ không phải tỉ số cuối cùng với các đội tuyển thuộc nhóm cuối cùng. Thêm nữa, ở đại hội lần này, U22 Việt Nam đặt mục tiêu giành “vàng”, mà với những tập thể được cho là “ông lớn của khu vực” như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, sớm hay muộn thì đội tuyển của chúng ta cũng phải đối mặt và vượt qua. Vì lẽ đó, khiếu kiện của liên đoàn dẫu hợp lý nhưng thật sự không cần thiết.

Và quan trọng hơn, vài ba năm trở lại đây, với những chiến công vang dội tại các giải U23 châu Á, Asiad 2018, túc cầu giáo nước nhà đã được truyền thông châu lục dành cho cái nhìn nể trọng. Trong chiến lược phát triển, các quan chức nước nhà bắt đầu hướng tầm nhìn ra châu lục, tới những sân chơi đẳng cấp và thực tế sân cỏ quốc nội cũng cho thấy: Chúng ta hoàn toàn có thể vươn tầm, thậm chí đã và đang trở thành một đội tuyển mạnh của châu lục.

Với tâm thế ấy, chiến lược ấy, thật đáng ngạc nhiên khi VFF vẫn giữ lối tư duy “né đội mạnh”. Càng đáng nói hơn những Thái Lan, Indonesia, Singapore... chỉ mạnh trong “ao làng SEA Games”. Trên lý thuyết, họ phải e ngại khi đối đầu U22 Việt Nam nhưng nghịch lý thay, một tập thể đã bơi ra biển lớn nhưng vẫn lo “chết đuối” trong... ao nhà!

Có thể nói, kiến nghị của VFF đã vượt ra khỏi phạm vi “hạt giống SEA Games” và trở thành vấn đề vĩ mô, biểu thị chiến lược phát triển của túc cầu giáo nước nhà. Mà để bóng đá Việt Nam có thể “bay cao, bay xa”, cần phải đoạn tuyệt tư duy yếm thế: “e Thái - ngại Phi (líp-pin) - tránh In-đô (nê-si-a) - sợ Mã Lai”!

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]