(Baothanhhoa.vn) - Như chúng ta đã biết, trong danh sách cầu thủ Việt Nam chính thức có mặt tại xứ chùa Vàng để tham dự King’s Cup 2019 có tên tiền đạo trưởng thành từ lò đào tạo nơi phố Núi Pleiku Nguyễn Công Phượng. Một sự hiện diện mang theo hai thông điệp: Cầu thủ gốc Nghệ vẫn nhận được sự tín nhiệm từ ông thầy người Hàn Quốc và bên cạnh đó, chuyến “mang chuông đi đánh xứ người” lần thứ hai của tiền đạo này cũng khép lại trong ê chề.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện thể thao: Hai lần “gãy” của Công Phượng!

Như chúng ta đã biết, trong danh sách cầu thủ Việt Nam chính thức có mặt tại xứ chùa Vàng để tham dự King’s Cup 2019 có tên tiền đạo trưởng thành từ lò đào tạo nơi phố Núi Pleiku Nguyễn Công Phượng. Một sự hiện diện mang theo hai thông điệp: Cầu thủ gốc Nghệ vẫn nhận được sự tín nhiệm từ ông thầy người Hàn Quốc và bên cạnh đó, chuyến “mang chuông đi đánh xứ người” lần thứ hai của tiền đạo này cũng khép lại trong ê chề.

Câu chuyện thể thao: Hai lần “gãy” của Công Phượng!

Ba năm trước, khi Công Phượng (cùng với Xuân Trường, Tuấn Anh) được một trong những nền túc cầu giáo hàng đầu châu lục là Nhật Bản chiêu mộ, ông bầu Đoàn Nguyên Đức đã hồ hởi đăng đàn, bóng gió nói về chuyện “trồng cây đã đến ngày hái quả”, rồi tự ví mình như... mẹ vợ, “gả con gái” cho các chàng rể ngoại quốc.

Tuy nhiên, dẫu rất được kì vọng nhưng “đứa trẻ nhà bầu Đức” vẫn chỉ là... trẻ con theo đúng nghĩa đen. Thời gian Công Phượng được ra sân được tính bằng phút và có thể dùng... một bàn tay để thống kê: khoảng 5 phút - chưa đủ để mồ hôi thấm ướt áo. Khi quyết định đưa Công Phượng về lại V.League, dẫu những người chịu trách nhiệm về chuyên môn ở đây cố gắng bao biện bằng lí lẽ “tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho giải quốc nội 2017” nhưng người hâm mộ hiểu rằng: chân sút con cưng của họ đã không thể tìm chỗ đứng tại Nhật Bản, dẫu nơi Công Phượng gửi gắm ước mơ chỉ là đội bóng hạng hai của đất nước này.

Còn trước thềm mùa giải năm nay, khi một câu lạc bộ khác (cũng có thương hiệu) là Incheon United (Hàn Quốc) ngỏ ý “mượn” Công Phượng. Bầu Đức lại nhanh chóng gật đầu và bi kịch cũ một lần nữa lại được viết lại. Trong nửa mùa giải “thử lửa” ở xứ sở Kim Chi, Công Phượng không thể hiện được nhiều. Cầu thủ này ra sân 9 lần, trong đó có 8 trận đấu ở K-League, 1 trận ở FA Cup Hàn Quốc (tổng cộng 352 phút) và không ghi được bàn nào hay có đường kiến tạo nào thành bàn. Chuyện “đường ai nấy đi” ngẫm ra chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Hai lần xuất ngoại rình rang và cũng từng ấy bận “hồi hương” trong lặng lẽ, thực tế ấy khiến người hâm mộ cả nước đều có chung cảm nhận: Với những nền túc cầu giáo đẳng cấp châu lục, “quả” từ vườn ươm Hoàng Anh Gia Lai hãy còn “non” và “xanh”.

Ấy thế nhưng, dường như đội bóng chủ quản của Công Phượng không chấp nhận sự thực “đắng ngắt” này. Bằng chứng là ngay sau khi Công Phượng bị “trả về nơi sản xuất”, lãnh đạo HAGL đã lập tức công khai dự định đưa anh này sang... Pháp để thử việc

Không phủ nhận thực tế, để phát triển và nâng tầm cầu thủ Việt thì việc thi đấu ở nước ngoài là giải pháp tốt nhất lúc này song những chuyến xuất dương phải dựa trên nhiều yếu tố như khả năng đáp ứng, thích hợp về chuyên môn, văn hóa... mới có thể mang lại thành công. Và đặc biệt, nếu có một đội bóng ở Pháp ký hợp đồng với Công Phượng thì đó phải là nhu cầu từ phía đối tác chứ không chỉ đơn thuần lại là một cuộc “gả bán” như một nỗ lực để chứng tỏ: Sản phẩm của lò HAGL rất chất lượng, đắt hàng và dễ dàng thâm nhập được vào nhiều “thị trường” khác, thậm chí còn cao hơn và đẳng cấp hơn so với Nhật Bản, Hàn Quốc!

Xem ra hai lần “gãy” của Công Phượng vẫn chưa thể giúp bầu Đức cùng các quan chức bóng đá nơi Cao nguyên Pleiku tỉnh ngộ!

Mạnh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]