(Baothanhhoa.vn) - “Bóng đá Việt Nam đã ở đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á” - nhận định này đã được chứng minh bằng chức vô địch AFF Suzuki Cup 2018 thầy trò ông Park Hang Seo vừa giành được cách đây ít ngày. Tuy nhiên, cần phải tỉnh táo nhận thức, rằng: Đó mới là vinh quang ở một giải đấu khu vực và còn quá nhiều việc phải làm để bóng đá nước nhà bước ra sân chơi châu lục!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện thể thao: Đích đến hay sự khởi đầu?

“Bóng đá Việt Nam đã ở đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á” - nhận định này đã được chứng minh bằng chức vô địch AFF Suzuki Cup 2018 thầy trò ông Park Hang Seo vừa giành được cách đây ít ngày. Tuy nhiên, cần phải tỉnh táo nhận thức, rằng: Đó mới là vinh quang ở một giải đấu khu vực và còn quá nhiều việc phải làm để bóng đá nước nhà bước ra sân chơi châu lục!

Dẫu nghiệt ngã nhưng vẫn cần nhắc lại thực tế, sau hơn 2 thập kỷ, chúng ta mới có 2 lần giành ngôi quán quân khu vực thì người Thái đã có 5 lần đăng quang, người Singapore cũng có 4 lần về nhất. Vài ba kỳ AFF Suzuki Cup trở lại đây, nhìn vào công tác chuẩn bị khá hời hợt của người Thái (treo thưởng thấp, không gọi những cầu thủ tốt nhất), không khó để nhận thấy, bóng xứ Chùa Vàng chẳng còn quá mặn mà với danh hiệu vô địch này nữa. Họ đã hướng đến giải ASIAN Cup và xa hơn là một suất dự World Cup.

Hơn một thập kỷ trước, trong dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Liên đoàn Bóng đá Thái Lan, người Thái đã tuyên bố lên kế hoạch để có thể giành suất dự VCK World Cup 2010 ở Nam Phi. 4 năm sau, bóng đá Thái Lan sản sinh thêm một thế hệ trẻ tài năng, người Thái lại mơ về sân chơi hấp dẫn nhất hành tinh và tuy chưa thành hiện thực nhưng đội bóng xứ Chùa Vàng đã khiến cả châu lục phải nhắc đến họ khi lọt tới vòng loại thứ 3 World Cup 2018.

Điều đáng nói là hành trình đến World Cup của Thái Lan không phải mục tiêu mang tính “chộp giật”, kiểu như “tiện tay dắt dê” mà họ đã có sự chuẩn bị vô cùng công phu và tốn kém: Những cầu thủ trẻ được gửi sang Anh để học tập, rèn luyện; trên đất Thái, có sự hiện diện của các HLV danh tiếng Peter Reid, Bryan Robson... Hai lần lỗi hẹn World Cup không hề khiến người Thái nhụt chí mà còn cho họ thêm quyết tâm để viết tiếp giấc mơ dang dở. Mục tiêu dự World Cup 2026 được trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao Thái Lan và như tiết lộ của một quan chức bóng đá Thái, chiến lược này “ngốn” của họ khoảng 22 triệu USD.

Làng bóng nước nhà có mơ về World Cup không?

Xin trả lời ngay rằng “có”, thậm chí, chúng ta đã nhiều lần nhắc đến sân chơi danh giá này. Chẳng phải vài năm trước, khi “đám trẻ nhà bầu Đức” trình diễn lối chơi hoa mỹ nhưng không kém phần hiệu quả ở các giải trẻ hay đầu năm nay, trong thời khắc đội bóng đá U23 quốc gia tạo ra những cú sốc lớn tại giải U23 châu Á và ASIAD 2018, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) lúc đó là ông Lê Hùng Dũng đã đăng đàn hồ hởi: Cứ thế này thì chuyện lọt vào vòng chung kết World Cup không phải “điệp vụ bất khả thi” sao?

Ấy thế nhưng, cái gọi là “mục tiêu World Cup” của chúng ta dường như mới chỉ dừng ở góc độ... phát ngôn, “mơ mộng” nhất thời, còn thực tế chúng ta chưa có bất kỳ một sự đầu tư hay sách lược cụ thể nào. Đương nhiên, hơn ai hết, ông Dũng, các quan chức VFF và người hâm mộ cả nước đều hiểu thực lực của làng bóng nước nhà.

Nói cách khác, chúng ta mới chỉ “nghĩ đến World Cup”!

Vậy nên, hy vọng chức vô địch AFF Suzuki Cup 2018 sẽ là bước đệm cần thiết để các quan chức bóng đá nước nhà từ khâu “nghĩ” sẽ tiến thêm một bước “chuẩn bị cho World Cup” hay chí ít là vươn ra tầm châu lục - dẫu từ khâu “chuẩn bị” đến lúc đạt được là cả một hành trình dài hàng thập kỷ.

Phải “chuẩn bị” mới có đường đi và đích đến!


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]