(Baothanhhoa.vn) - Sau nhiều bận cân nhắc, quyết định “mở cửa” với cầu thủ Việt kiều mới đây đã chính thức được thông qua ở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Một quyết định dẫu “muộn” nhưng đã giải quyết được vấn đề lớn về chuyên môn bởi từ đây làng bóng nước nhà sẽ có cơ hội sở hữu những cầu thủ chất lượng, trước mắt là tại vòng loại World Cup 2022.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần ủng hộ chủ trương “bật đèn xanh” với cầu thủ Việt kiều!

Sau nhiều bận cân nhắc, quyết định “mở cửa” với cầu thủ Việt kiều mới đây đã chính thức được thông qua ở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Một quyết định dẫu “muộn” nhưng đã giải quyết được vấn đề lớn về chuyên môn bởi từ đây làng bóng nước nhà sẽ có cơ hội sở hữu những cầu thủ chất lượng, trước mắt là tại vòng loại World Cup 2022.

Cần ủng hộ chủ trương “bật đèn xanh” với cầu thủ Việt kiều!

Ảnh minh họa.

Cần phải nhắc lại một thực tế: Việc “nhập khẩu cầu thủ” đã và đang là xu thế tất yếu của bóng đá thế giới hiện đại. Philippines, Singgapore cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực đã công khai tầm nhìn hướng ngoại, bước đầu gặt hái được những thành công trên sân cỏ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, câu chuyện sử dụng cầu thủ nhập tịch còn liên quan đến nhiều vấn đề khác. Ngày còn giữ cương vị cao nhất VFF, Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ từng nhiều bận ưu tư về sự khác biệt ngôn ngữ, văn hóa và đặc biệt là hình thể giữa cầu thủ bản địa với các đồng nghiệp nhập tịch. Chính vì điều này nên những Hoàng Vũ Samson (Quảng Nam FC), Đỗ Merlo (SHB Đà Nẵng)... dù có cả trên dưới nửa thập kỷ chơi bóng ở V.League nhưng vẫn liên tục lỗi hẹn mỗi khi đội tuyển hội quân.

Trong bối cảnh ấy, cầu thủ Việt kiều xem là giải pháp rất khả dĩ. Họ chí ít mang trong mình nửa dòng máu Việt (có bố hoặc mẹ là người Việt), thậm chí không ít trong số những Việt kiều theo nghiệp quả bóng tròn là người Việt Nam nhưng trưởng thành bên ngoài biên giới lãnh thổ (như cựu tiền vệ câu lạc bộ Thanh Hóa: Mạc Hồng Quân). Điều này có nghĩa, “văn hóa Việt” không chỉ rất “đậm” trong suy nghĩ, lối sống của các chân sút Việt kiều mà ngoại hình của họ còn hoàn toàn tương đồng với các cầu thủ đang lập nghiệp ở xứ ta.

Về mặt chuyên môn, cầu thủ Việt kiều đã sớm thuyết phục được các nhà tuyển trạch viên dù là khó tính nhất. Lấy ví dụ trường hợp thủ môn Đặng Văn Lâm. Với thành tích “360 phút giữ sạch lưới” - một kỷ lục của bóng đá Việt Nam tại sân chơi khu vực - thủ thành hiện đang chơi cho CLB lừng danh xứ Chùa Vàng Muangthong United chính là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong chức vô địch của Đội tuyển Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2018. Ở khía cạnh khác, do sự vượt trội về thể lực, thể hình và kinh nghiệm tích lũy từ các nền bóng đá tiên tiến nên sự xuất hiện của cầu thủ Việt kiều chắc chắn sẽ tạo ra sự ganh đua tích cực giữa các vị trí. Dù là thủ môn, hậu vệ, hay tiền vệ, tiền đạo thì khi được triệu tập, tất cả đều phải thường trực suy nghĩ: Cần nỗ lực, cống hiến hết mình nếu như không muốn mất suất đá chính.

Đáng nói hơn, dẫu chủ trương đã được thông qua nhưng liên đoàn, huấn luyện viên Park Hang Seo đều khẳng định: Sẽ không lạm dụng cầu thủ Việt kiều mà chỉ những ai có năng lực chuyên môn cao và quan trọng là phải có khát khao cống hiến mới được trao cơ hội.

Hiện tại, “nguồn cung” từ cầu thủ Việt kiều không hề nhỏ. Ngoài những cái tên đang và từng chơi bóng ở V.League như Mạc Hồng Quân, Đặng Văn Lâm... theo khảo sát của VFF, còn không ít tên tuổi sáng giá khác như thủ môn Filip Nguyễn (được đào tạo, trưởng thành từ Cộng hòa Séc), Alexander Đặng, Jason Quang Vinh Pendant đều công khai nguyện vọng muốn khoác trên mình chiếc áo đấu in hình lá cờ đỏ sao vàng.

Hy vọng là nguồn cầu thủ Việt kiều sẽ được sử dụng một cách hợp lý để bóng đá nước nhà gặt hái thêm được những thành công mới trong tương lai.

Mạnh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]