(Baothanhhoa.vn) - Có một điều rất thú vị ở Champions League mùa giải năm nay, đó là sự thành công của nền bóng đá Italia khi có đến 3/8 câu lạc bộ của họ góp mặt ở vòng đấu tứ kết. Có rất nhiều nguyên nhân làm nên thành công này, trong đó, điểm nhấn là sự tự cách tân lối chơi mang tính học hỏi cao của các câu lạc bộ Italia. Giống như ly rượu vang truyền thống của họ được pha trộn để có hương và vị quyến rũ hơn.

Bóng đá Ý ở Champions League: Khi chất rượu vang đã được pha trộn

Có một điều rất thú vị ở Champions League mùa giải năm nay, đó là sự thành công của nền bóng đá Italia khi có đến 3/8 câu lạc bộ của họ góp mặt ở vòng đấu tứ kết. Có rất nhiều nguyên nhân làm nên thành công này, trong đó, điểm nhấn là sự tự cách tân lối chơi mang tính học hỏi cao của các câu lạc bộ Italia. Giống như ly rượu vang truyền thống của họ được pha trộn để có hương và vị quyến rũ hơn.

Bóng đá Ý ở Champions League: Khi chất rượu vang đã được pha trộn

Bóng đá Italia đóng góp nhiều đại diện nhất ở vòng tứ kết.

Bóng đá năng lượng "hết pin"

Qua thời kỳ lối đá “Tiki-Taka” thống trị trong suốt giai đoạn từ năm 2018-2012, bóng đá thế giới bắt đầu ghi nhận sự thắng thế của chiến thuật Pressing có kiểm soát. Hầu hết các đội bóng lớn đều cố gắng tạo dựng lối chơi gây áp lực nhưng có sự điều tiết hợp lý. Cách chơi này vừa mang tính hiệu quả khi tấn công lại vừa đảm bảo được sự chắc chắn trong khâu phòng ngự. Từ sự thành công của một nhóm câu lạc bộ, nó trở thành xu thế được tiếp nhận và nhân rộng ra nhiều nền bóng đá ở châu Âu.

Tất nhiên, chẳng có một chiến thuật nào là hoàn thiện cả. Lối đá Pressing cường độ cao nếu không có sự kiểm soát thì nguồn năng lượng của đội bóng không thể đảm bảo trong một trận đấu hoặc một chặng đường dài.

“Kỳ World Cup lạ lùng” trên đất Qatar thực sự đã mang đến tai ương cho cách chơi này. Việc phải thi đấu liên tục với mật độ dày đặc cùng quãng thời gian di chuyển nhiều khiến cho năng lượng của các cầu thủ bị bào mòn. Điều này, gây nên sự tổn thất nặng nề cho nhiều câu lạc bộ kể cả về nhân sự và chiến thuật.

Bóng đá Ý ở Champions League: Khi chất rượu vang đã được pha trộn

Kỳ World Cup ở Qatar không có sự góp mặt của người Italia.

Không ít các câu lạc bộ châu Âu bị “virus Fifa” càn quét. Duy chỉ có nền bóng đá Italia là ít bị ảnh hưởng nhất. Đơn giản, đội tuyển quốc gia Italia – trong đó có nhiều cầu thủ chủ chốt của các câu bộ hàng đầu tại Seria A không được tham dự giải đấu lớn nhất hành tinh. Đúng là trong cái rủi lại có cái may. Đây chính là lợi thế không nhỏ về mặt thể lực cho những Napoli, AC Milan hay Inter Milan bứt lên.

Hiệu ứng cánh chim đầu đàn

Bước ra một sân chơi lớn cần những đội bóng “cầm cờ”. Ngày trước, đất nước hình chiếc ủng có những AC Milan, Inter Milan hay Juventus thay nhau xây dựng đế chế Italia tại Champions League. Và mùa giải năm nay, câu lạc bộ đang nhận sứ mệnh tiên phong là Napoli.

Bóng đá Ý ở Champions League: Khi chất rượu vang đã được pha trộn

“Cánh chim đầu đàn” Napoli.

Bên cạnh việc biến sân chơi Seria thành giải “Napoli” mở rộng, đoàn quân của HLV Luciano Spalletti tiếp tục mang phong phong độ ấn tượng để đi “chinh phạt châu Âu”. Đích thân HLV của câu lạc bộ Liverpool là Klopp đã từng phải lên tiếng “Trận thua 1-4 trước Napoli là trận đấu tồi tệ bậc nhất sự nghiệp cầm quân của ông”. Với một lối chơi khoa học cùng sự thăng hoa của những ngôi sao như Osimhen hay Khvicha Kvaratskhelia, nhiều chuyên gia đã xếp Napoli vào nhóm ứng viên vô địch giải đấu. Và đội bóng này sẽ là thách thức cực đại cho bất cứ tham vọng xưng vương nào ở Champions League năm nay.

Từ thành công của Napoli, tạo nên hiệu ứng tích cực cho các đội bóng Italia khác như AC Milan hay Inter Milan về cách đá, cách tiếp cận trận đấu và đặc biệt là tinh thần thi đấu.

Kết hợp truyền thống và hiện đại

Có nhiều ý kiến cho rằng, những Napoli, AC Milan hay Inter Milan đang “phản bội” lại truyền thống của văn hóa bóng đá Ý. Nhưng nhìn rộng ra, chính những câu lạc bộ trên đang nâng tầm nền bóng đá hình chiếc ủng khi kết hợp giữa chất truyền thống của người Ý và sự khoa học của bóng đá hiện đại.

Nhắc đến bóng đá Italia, người ta nghĩ ngay đến “đặc sản” phòng ngự mang tên Catenaccio - có nghĩa là “cái then cửa” - theo tiếng bản địa, với ý nghĩa như một hệ thống phòng ngự có tổ chức tốt và hiệu quả. Người Italia từ trước đến nay thường thi đấu theo kiểu “lấy tĩnh chế động”. Họ phòng ngự chắc chắn, đủng đỉnh quan sát đối thủ trên sân rồi bất ngờ tung ra những đòn đánh kết liễu.

Tuy vậy, không phải thời kỳ nào cách chơi này cũng có đất dụng võ và không phải giai đoạn nào bóng đá Ý cũng sản sinh ra những chuyên gia phòng ngự xuất chúng như Paolo Maldini, Fabio Cannavaro, Alessandro Nesta. Để bù đắp lại, những câu lạc bộ ở Seria như Napoli, AC Milan hay Inter Milan đã thực cách tân lối đá truyền thống.

Từ chiến thuật đến cách chơi của các cầu thủ đã không còn cảnh “đứng yên chờ thời”. Họ mang tâm thế sẵn sàng lao lên phía trước một cách nhanh chóng để sẵn sàng “làm thịt” con mồi. Họ cũng học gây áp lực ở một số thời điểm khiến đối phương trở tay không kịp. Các câu lạc bộ ở Seria A không bảo thủ, họ cũng cầu tiến, họ không muốn tự bị thụt lùi như những năm qua. Và họ sẵn sàng học hỏi để pha trộn với chất Ý điển hình.

Đi qua cái giai đoạn hoành tráng “Bảy chị em ở Seria A”. Bóng đá Italia đã phải tĩnh lặng suốt nhiều năm trời và những người yêu nền bóng đá nơi đây đang chờ đợi sự bùng nổ vào cuối mùa giải năm nay.

Thắng Nguyễn

Nguồn ảnh: Getty, Fifa.


Thắng Nguyễn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]