(Baothanhhoa.vn) - Trong một bận giãi bày với báo giới cách đây chưa lâu, khi một ký giả nọ đề cập đến khái niệm “tinh thần Park Hang-seo”, vị chiến lược gia người Hàn Quốc đã xua tay rồi đáp, đại ý: Thành công của bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2018 không đến từ “tinh thần Park Hang Seo” mà bắt nguồn bởi “tinh thần Việt Nam”!.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trước vòng loại U23 châu Á 2020: Việt Nam - Brunei (20h ngày 22-3-2018): Đánh thức tinh thần, bản lĩnh Việt!

Trong một bận giãi bày với báo giới cách đây chưa lâu, khi một ký giả nọ đề cập đến khái niệm “tinh thần Park Hang-seo”, vị chiến lược gia người Hàn Quốc đã xua tay rồi đáp, đại ý: Thành công của bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2018 không đến từ “tinh thần Park Hang Seo” mà bắt nguồn bởi “tinh thần Việt Nam”!.

Trước vòng loại U23 châu Á 2020: Việt Nam - Brunei (20h ngày 22-3-2018): Đánh thức tinh thần, bản lĩnh Việt!

Ảnh minh họa.

Khái niệm rất mơ hồ kia được ông thầy người Hàn Quốc tổng kết và đúc rút lại bằng 4 ý: Đoàn kết, tự trọng, thông minh - nhanh nhẹn và bất khuất (không bao giờ từ bỏ). “Tôi muốn bổ sung thêm một yếu tố nữa là nhận thức về mục tiêu. Cầu thủ Việt Nam khi đã đề ra mục tiêu sẽ quyết tâm để đạt được - “Thầy Park” chia sẻ.

Quả thật, nếu chỉ nhìn vào những gì mà học trò ông Park Hang Seo thể hiện ở Vòng chung kết U23 châu Á năm 2018 hay kỳ Asiad diễn ra cùng năm sẽ không ai phủ nhận “tinh thần Việt Nam” được thể hiện qua những đôi chân không mỏi. Nhưng đừng quên rằng dù đã “hội nhập sâu - rộng” với bóng đá khu vực cũng như châu lục hàng chục năm nay nhưng tâm lý “sợ người Thái” vẫn được nhận định là “căn bệnh kinh niên” của giới “quần đùi áo số” nước nhà. Chẳng nói đâu xa, chỉ trước Park Hang Seo vài tháng, vẫn những con người ấy, nhưng đội tuyển của chúng ta đã bẽ bàng rời SEA Games ngay từ vòng đấu bảng.

Một dẫn chứng khác là nội dung bài trả lời phỏng vấn của người tiền nhiệm Park Hang Seo - cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Toshiya Miura - hai năm trước. Trao đổi với Tạp chí Newspicks, nhà cầm quân đến từ đất nước mặt trời mọc đã không ngần ngại chỉ ra vô số tiêu cực của cầu thủ Việt: Ý thức làm việc không cao, lười di chuyển, khi mất bóng và khi bị dẫn trước, mất quyền kiểm soát thường buông xuôi - những phát ngôn mà theo nhận định của nhiều chuyên gia, trước ông Toshiya, không có thầy ngoại nào dám nói lên “sự thật mất lòng” về nền bóng đá nơi mà họ đang đảm nhận cương vị HLV trưởng.

Điều đó có nghĩa, bên cạnh “tinh thần Việt Nam”, cầu thủ của chúng ta vẫn còn không ít điểm yếu cần khắc phục và không dễ để khắc phục.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu ông Park Hang Seo có phiến diện khi chỉ dùng “gam màu hồng” để vẽ chân dung học trò với 5 điểm nổi bật như đã nói?

Theo chúng tôi là “không”! Gần 2 năm gắn bó với dải đất hình chữ S có thể không dài nhưng cũng đủ để vị chiến lược gia xứ Kim chi nhìn thấu cả ưu điểm lẫn nhược điểm của học trò nhưng quan trọng hơn, “thầy Park” biết cách đánh thức “tinh thần Việt Nam” trong mỗi cầu thủ. Hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên hình ảnh đầy cảm xúc tại vòng Chung kết U23 châu Á tại Thường Châu (Trung Quốc) năm ngoái, khi học trò đổ gục xuống sân vì thất bại trong trận Chung kết, ông Park Hang Seo đã hét lên: “Tại sao phải cúi đầu, khi chúng ta đã cố gắng hết sức?” - phát ngôn cho thấy vị HLV trưởng đã nhận ra chân giá trị của từng cầu thủ ngay từ hành động gục ngã của chính họ.

Hy vọng là ở màn đối đầu với U23 Brunei tới đây, “thày Park” sẽ thành công trong việc khơi dậy “tinh thần Việt Nam” ở mỗi học trò.

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]