(Baothanhhoa.vn) - Bàn về nội dung những cuốn tự truyện, không thể không nhắc đến những tên tuổi lừng danh mà điển hình như “Benjamin Franklin” - một trong những nhà lập quốc nổi tiếng nhất xứ cờ hoa. Tác phẩm, như tên gọi, chỉ là một dạng “hồi ký” nhưng đã vươn tầm và trở thành một trong những sáng tác kinh điển của nền văn học Hoa Kỳ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ 2: Phía sau những con chữ vô hồn

Bàn về nội dung những cuốn tự truyện, không thể không nhắc đến những tên tuổi lừng danh mà điển hình như “Benjamin Franklin” - một trong những nhà lập quốc nổi tiếng nhất xứ cờ hoa. Tác phẩm, như tên gọi, chỉ là một dạng “hồi ký” nhưng đã vươn tầm và trở thành một trong những sáng tác kinh điển của nền văn học Hoa Kỳ.

Một thí dụ khác là cuốn “Chặng đường dài đến tự do” của Nelson Mandela - người được trao giải Nobel Hòa bình năm 1993 và là vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi đăng quang theo thể thức bầu cử. Rồi “Tự truyện Gandhi” - vị lãnh tụ được tôn là bậc thánh (Mahatma) của người dân Ấn Độ, “Tự truyện Andrew Carnegie” (tỷ phú thép giàu nhất thế giới)... Đó đều là những cuốn sách được các nhà phê bình khuyên nên đọc ít nhất 1 lần trong đời!

Trong tầng tầng lớp lớp ý nghĩa mà những cuốn tự truyện nói trên truyền tải tới độc giả, theo các chuyên gia, chúng không chỉ hé lộ những góc khuất số phận để người đọc rút ra được những bài học có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhìn thấy ở tác giả một nghị lực phi thường và quan trọng hơn, nó giúp con người ta nuôi dưỡng những giấc mơ, hướng tới một cuộc sống tươi đẹp.

Sẽ rất khập khiễng nếu so những cuốn tự truyện nổi tiếng nói trên với tự truyện của giới “quần đùi áo số”. Hơn nữa, khi đã tỏ tường về xuất thân và học vấn của tác giả, người đọc cũng chẳng quá kỳ vọng về những thông điệp mà “đứa con tinh thần” ấy sẽ mang lại.

Song “chẳng quá kỳ vọng” không đồng nghĩa với chuyện tác giả hồi ký có quyền đem lại “thất vọng” cho độc giả. Lấy ví dụ như trường hợp Sir Alex và Roy Keane - một thời “chung chiến hào” - kẻ là HLV, người mang băng đội trưởng - nhưng trong tự truyện, họ không ngần ngại chê bai, công kích lẫn nhau.

Chưa hết, bên cạnh nội dung đả phá ông thầy cũ, cựu tiền vệ người Ai-len còn dành một dung lượng đáng kể để “hạ bệ” các đồng nghiệp: Frank Lampard, Steven Gerrard. Và đáng nói hơn, gần như ngay sau đó, hai “nạn nhân” này đã lần lượt tung ra những cuốn tự truyện khác để... phản bác, “lật tẩy” đối phương.

Ở góc độ “câu khách”, những câu chuyện “thâm cung bí sử” chính là thứ gia vị hấp dẫn để người đọc tìm đến tự truyện sân cỏ nhưng khi thứ gia vị này bị cho “quá tay”, sẽ hạ thấp giá trị cuốn sách.

Điều này được minh chứng bằng chính cuốn “Phút 89” đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Chỉ vài giờ sau khi nó hiện diện trên các kệ sách, một loạt đồng đội của Công Vinh như Lê Tấn Tài, Phan Thanh Bình... đã công khai đăng đàn, tuyên bố “từ mặt” người đồng đội cũ. Còn HLV Lê Thụy Hải - nhân vật được “Vinh Nghệ” dành cho nhiều trang viết hồi tưởng lại quãng thời gian “thầy - trò” cùng chinh chiến dưới màu áo B.Bình Dương thì khẳng định: Công Vinh đã bịa đặt, dựng chuyện!

Tự truyện sân cỏ, xét cho cùng chỉ là một dạng hồi ký (được lọc qua lăng kính chủ quan của người viết) song khi đã xuất bản công khai thì tác giả của nó phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã đề cập, nhất là khi nhiều nhân chứng đang còn sống và nhiều sự kiện hãy còn nóng hổi. Chúng tôi tin rằng, độc giả/người hâm mộ luôn mong và cần những cuốn tự truyện đem lại những góc nhìn không đặc sắc thì cũng là mới mẻ về cá nhân các cầu thủ, câu lạc bộ, cổ động viên và cả nền bóng đá nước nhà. Họ không chờ đợi những gì gọi là “công kích”, “ném đá” lẫn nhau!

Xin đừng xem việc ra tự truyện như một giải pháp “làm kinh tế” và cũng đừng xem tự truyện như một thứ “pháp trường trắng” để mặc sức “bắn” hay đưa nhau đến “giá treo cổ”.


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]