(Baothanhhoa.vn) - Như vậy là sau rất nhiều đề nghị từ chính “nạn nhân”, chuyện huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Park Hang Seo “một cổ hai tròng” đã được cởi nút thắt. Theo xác nhận của Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hoài Anh, để giảm tải công việc cho “thầy Park”, việc dẫn dắt tuyển U22 Việt Nam dự SEA Games 30 sẽ do trợ lý Lee Young-jin đảm nhiệm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

HLV Lee Young-jin thay “thầy Park” dẫn dắt U22 Việt Nam: Chỉ là giải pháp tình thế!

Như vậy là sau rất nhiều đề nghị từ chính “nạn nhân”, chuyện huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Park Hang Seo “một cổ hai tròng” đã được cởi nút thắt. Theo xác nhận của Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hoài Anh, để giảm tải công việc cho “thầy Park”, việc dẫn dắt tuyển U22 Việt Nam dự SEA Games 30 sẽ do trợ lý Lee Young-jin đảm nhiệm.

HLV Lee Young-jin thay “thầy Park” dẫn dắt U22 Việt Nam: Chỉ là giải pháp tình thế!

Ảnh minh họa.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc chuyên biệt băng ghế huấn luyện là điều cần thiết và cần phải lập tức áp dụng, dù là với bất kì Liên đoàn bóng đá nào trên thế giới. Ở khía cạnh khác, như chúng ta đã biết, vì nhiều lý do như để tiết kiệm chi phí, không dám “mơ” tới đấu trường châu lục... mà lâu nay, khi ký kết ràng buộc, VFF thường yêu cầu đối tác chấp nhận điều khoản: Dẫn dắt cùng lúc 2 đội tuyển (U23 hoặc U22 và đội tuyển quốc gia).

Một thực tế ai cũng nhận thấy là trên lý thuyết, đội tuyển U23 (hoặc U22) có ý nghĩa như “của để dành”, là tập hợp của lứa kế cận “đang chín tới”. Còn đội tuyển quốc gia là nơi hội tụ những gì tinh túy nhất của một nền bóng đá. Giải pháp “2 trong 1” chỉ nên được áp dụng khi túc cầu giáo nước nhà thiếu hụt lực lượng. Thực tế là trong quá khứ, không ít thời điểm chúng ta khủng hoảng lứa kế cận, đội tuyển quốc gia thực chất chỉ là “U23 mở rộng” với vài ba gương mặt thực sự xuất sắc. Mặt khác, trong năm qua, đội tuyển U23 đã gặt hái được rất nhiều thành công trên đấu trường châu lục (cả vòng chung kết U23 châu Á và Asiad 2018) thì việc tách bạch về nhân sự đội tuyển cũng như vị trí trên băng ghế chỉ đạo là rất cần thiết và phần nào là đòi hỏi cấp bách.

Vì lẽ đó, sự kiện Liên đoàn đồng ý để Park Hang Seo tập trung vào “đội tuyển lớn” đã khiến người hâm mộ cả nước phấn khởi thực sự. Thậm chí, có kẻ đã “mơ mộng”, tin rằng đấy chính là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến trong tư duy lãnh đạo, từ đây băng ghế huấn luyện đội tuyển (các cấp độ) đã và sẽ ngày càng được chuyên biệt hơn nữa.

Nhưng thực tế thì không phải vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi, do cuối năm nay, lịch thi đấu SEA Games 30 (U22 Việt Nam) và vòng loại World Cup 2022 (Đội tuyển quốc gia) có sự trùng lặp về thời gian, trong bối cảnh ông Park Hang Seo không thể cùng lúc “xẻ thân” trên hai mặt trận nên sớm hay muộn thì VFF cũng phải tìm một nhà cầm quân khả dĩ để “chia lửa”. Đúng lúc này thì “thầy Park” đăng đàn, kêu ca chuyện sức khỏe nên Liên đoàn cũng “tiện thể” mà đặt niềm tin vào huấn luyện viên Lee Young-jin. Điều này có nghĩa, cơ sở để huấn luyện viên Lee Young-jin được VFF “chọn mặt gửi đội tuyển U22” chỉ là yếu tố “lịch thi đấu” chứ không xuất phát từ chiến lược phát triển của liên đoàn.

Nói cách khác, chuyện ông Lee Young-jin được trao niềm tin chỉ là giải pháp tình thế và không có gì đảm bảo là trong tương lai, câu chuyện “kiêm nhiệm đội tuyển” (đi kèm với nó là không ít hạn chế do chồng chéo nhân sự, chiến thuật) sẽ không được tái áp dụng.

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]