(Baothanhhoa.vn) - Trên lý thuyết, giải U22 Đông Nam Á (lần đầu tiên được tổ chức, đã và đang diễn ra trên xứ Chùa Tháp Campuchia) thua xa AFF Suzuki Cup, thậm chí cả SEA Games về chất lượng cũng như tầm ảnh hưởng. Ấy thế nhưng, người Thái đặt quyết tâm rất cao ở sân chơi này, một điều tưởng như nghịch lý khi những năm gần đây, họ công khai “buông” những giải đấu khu vực để hướng tới Asiad, giải châu Á và “mơ về World Cup”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải vô địch U22 Đông Nam Á: Chuyện “Con gà tức nhau tiếng gáy”!

Trên lý thuyết, giải U22 Đông Nam Á (lần đầu tiên được tổ chức, đã và đang diễn ra trên xứ Chùa Tháp Campuchia) thua xa AFF Suzuki Cup, thậm chí cả SEA Games về chất lượng cũng như tầm ảnh hưởng. Ấy thế nhưng, người Thái đặt quyết tâm rất cao ở sân chơi này, một điều tưởng như nghịch lý khi những năm gần đây, họ công khai “buông” những giải đấu khu vực để hướng tới Asiad, giải châu Á và “mơ về World Cup”.

Giải vô địch U22 Đông Nam Á: Chuyện “Con gà tức nhau tiếng gáy”!

Ảnh minh họa.

Thật vậy, cứ nhìn vào danh sách cầu thủ mà Liên đoàn Bóng đá Thái Lan phát lệnh triệu tập cũng đủ thấy quyết tâm của họ ra sao. Trong số những sao trẻ trong tay HLV Salvador Salvacion, đáng kể nhất là là tiền đạo Dimitri Limbo - người đang tập luyện ở Câu lạc bộ (CLB) Sunderland (Anh). Hỗ trợ cho Dimitri Limbo là tiền vệ Anon Samakorn - người từng có 4 năm tập luyện tại lò đào tạo trẻ của nhà cựu vô địch xứ sương mù Leicester City và hiện tại đang khoác áo CLB OH Leuven (Bỉ). Bên cạnh Anon Samakorn, còn có hai “Thái kiều” ưu tú khác là Marco Ballini (bố người Italia) và Jack Krause (sinh trưởng tại Đức, đầu quân cho lò luyện Viktoria Berlin). Với 7/11 cầu thủ trẻ đang khoác áo CLB lừng danh xứ Chùa Vàng Muangthong United, có thể nói, U22 Thái Lan thực sự là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch lần này.

Việc người Thái bỗng dưng “khát vàng” khu vực (thậm chí chỉ là ngôi vị cao nhất ở lứa tuổi sinh sau năm 1997) dẫu ngạc nhiên nhưng không khó lý giải. Chừng một thập kỷ trước, với thành tích thường xuyên vào chung kết các giải và đã đá chung kết thì thường chiến thắng, bóng đá Thái Lan mặc nhiên được xem là “ông trùm” trong khu vực. Song hai năm trở lại đây, sự trỗi dậy đầy bất ngờ của thầy trò HLV Park Hang Seo đã khiến người Thái không thể không “ngứa mắt”.

Thực tế là trên bảng xếp hạng FIFA, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan một cách đầy ngạo nghễ. Vẫn biết cái thứ hạng kia chỉ để tham khảo nhưng khi truyền thông khu vực tôn xưng bóng đá Việt Nam là “vua Đông Nam Á”, rất nhiều khán giả Thái Lan không giấu được sự ấm ức. Chẳng thế mà ở giải Asian Cup 2019 vừa diễn ra trước Tết Nguyên đán, sau khi thảm bại trước Ấn Độ (1-4) rồi sớm hồi sinh giành vé vào vòng đấu loại trực tiếp, truyền thông xứ Chùa Vàng đã giật tít đầy ấn tượng, đại ý: Hãy mở to mắt ra mà xem ai mới là “đại ca” của bóng đá Đông Nam Á! Song niềm vui ngắn chẳng tày gang, ở vòng 1/8, đội tuyển Thái Lan đã thất bại trước Trung Quốc (1-2) và sau đó cay đắng nhìn các học trò HLV Park Hang Seo tiến vào tứ kết (thắng Jordan trong loạt đá luân lưu 11m). Điều này có nghĩa, trong “cuộc đua ngầm” với Việt Nam, Thái Lan tiếp tục “bị dẫn bàn”!

Phải thế chăng mà ở giải U22 năm nay, người Thái đặt quyết tâm cao. Chức vô địch không chỉ giúp bóng đá Thái “xốc lại tinh thần” (như phát biểu của lãnh đạo liên đoàn bóng đá nước này) sau những thất bại bẽ bàng gần đây mà còn giúp họ lấy lại danh hiệu “đứng đầu khu vực”; xa hơn nữa, nó sẽ tạo tiền đề cần thiết hướng tới tấm Huy chương Vàng SEA Games 30 (2019) cũng như vòng chung kết U23 châu Á 2020 (được tính là vòng loại Olympic 2022).

Chúng ta hãy chờ xem người Thái sẽ lấy lại danh dự, vị trí của mình như thế nào?

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]