(Baothanhhoa.vn) - Vài ngày trước, Sportradar - đối tác của Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) - đã gửi báo cáo cảnh cáo về dấu hiệu dàn xếp tỉ số ở giải hạng Nhất quốc gia 2018. Sportradar căn cứ vào các dữ liệu thu thập được, đã “điểm danh” 3 trận đấu thuộc vòng 6 (diễn ra đầu tháng 6 vừa qua) có nghi vấn là: Long An - Tây Ninh (2-1); Đắk Lắk - Thừa Thiên Huế (3-3) và Công an Nhân dân - Viettel (0-4).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chống tiêu cực sân cỏ - đừng “đánh trống bỏ dùi”!

Vài ngày trước, Sportradar - đối tác của Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) - đã gửi báo cáo cảnh cáo về dấu hiệu dàn xếp tỉ số ở giải hạng Nhất quốc gia 2018. Sportradar căn cứ vào các dữ liệu thu thập được, đã “điểm danh” 3 trận đấu thuộc vòng 6 (diễn ra đầu tháng 6 vừa qua) có nghi vấn là: Long An - Tây Ninh (2-1); Đắk Lắk - Thừa Thiên Huế (3-3) và Công an Nhân dân - Viettel (0-4).

Cần phải nói ngay rằng, cảnh báo của Sportradar chỉ dựa trên biểu hiện mà họ cho là “bất thường” (như số tiền “đặt cửa” tăng cao đột biến) - chưa phải bằng chứng. Thêm nữa, thỏa thuận giữa công ty này và VPF chỉ dừng ở mức độ thống kê chứ Sportradar không “làm thay” công tác điều tra. Nói cách khác, từ những nghi ngờ ấy, VPF phải có trách nhiệm tìm hiểu và đưa ra kết luận cuối cùng.

Ở góc độ này thì các quan chức nước nhà chưa cho thấy sự quyết liệt cần thiết. Đơn cử như những gì từng diễn ra ở AFF 2014 - giải đấu được xem là có sự đột phá trong việc phòng chống tiêu cựu sân cỏ khi người đứng đầu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) là ông Lê Hùng Dũng tuyên bố: Đã nhờ Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an C45 theo sát thầy trò HLV Miura.

Trận Bán kết giải năm ấy (gặp Malaysia), trong bối cảnh dẫn trước 2-1 ở lượt đi, đội bóng áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái đã bất ngờ thúc thủ tới 2-4 ở lượt về và cay đắng nhìn đối phương đi tiếp. Giữa lúc ấy, Chủ tịch Lê Hùng Dũng bất ngờ đăng đàn phát biểu, đại ý: Sẽ nhờ lực lượng điều tra vào cuộc bởi “không thể không nghi ngờ có tiêu cực!”. Phát ngôn của ông Dũng không giúp hàng triệu “cái đầu nóng” của những tín đồ túc cầu giáo nước nhà “hạ hỏa”, nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc chuyển mục tiêu công kích: Khán giả không còn đả phá VFF (trong vai trò tổ chức quản lý điều hành) mà chuyển mọi nghi ngờ về phía cầu thủ, nén giận chờ một cuộc điều tra để làm rõ trắng đen.

Tuy nhiên, mọi chuyện sau đó đã “chìm xuồng” theo một cách không giống ai: Đến thời điểm này, hơn hai chục con người vẫn phải chịu nghi án bán độ treo lơ lửng bởi chẳng có kết luận cuối cùng (hoặc có nhưng VFF không công bố) từ cơ quan chức năng, cũng không có một lời cải chính hoặc xin lỗi từ Chủ tịch Liên đoàn.

Trở lại những nghi án bán độ ở giải hạng Nhất năm nay. Như đã đề cập, sau cảnh báo của Sportradar, một loạt “nghi can” là các câu lạc bộ Long An, Công an Nhân dân đều bác bỏ việc đội nhà có tiêu cực. Còn về phía VFF thì vẫn là “điệp khúc” quen thuộc: Cần thời gian và sự hỗ trợ của lực lượng an ninh để có kết luận cuối cùng.

Có hay không chuyện 3 trận cầu ở giải hạng Nhất dính tiêu cực (?) đó là thắc mắc đòi hỏi VFF, VPF phải cho câu trả lời bởi nó biểu thị quyết tâm chống tiêu cực một cách thực chất của lãnh đạo bóng đá nước nhà, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “chống tiêu cực nửa vời” như trong quá khứ.

Và quan trọng hơn là nếu có tiêu cực cần xử mạnh tay, còn nếu không cũng cần thông tin rộng rãi với dư luận như một cách giúp các “nghi can” rửa sạch tiếng “oan”.


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]