(Baothanhhoa.vn) - Giữa cái nắng tháng 5 oi ả, ngột ngạt, sự kiện Nghị định 36/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao) được ban hành và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14-6-2019 có thể xem là “cơn mưa rào” tưới mát các đường chạy, sân tập trên cả nước. Giúp các VĐV chuyên nghiệp có thể yên tâm hơn để theo đuổi và nuôi dưỡng đam mê.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện thể thao: Quẳng gánh lo “tiền học lại”

Giữa cái nắng tháng 5 oi ả, ngột ngạt, sự kiện Nghị định 36/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao) được ban hành và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14-6-2019 có thể xem là “cơn mưa rào” tưới mát các đường chạy, sân tập trên cả nước. Giúp các VĐV chuyên nghiệp có thể yên tâm hơn để theo đuổi và nuôi dưỡng đam mê.

Câu chuyện thể thao: Quẳng gánh lo “tiền học lại”

Ảnh minh họa.

Như chúng ta đã biết, với đa phần VĐV, họ đều tiến hành song song hai việc: Luyện tập, thi đấu và theo học văn hóa tại các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, hoạt động tại các trường học của họ thường xuyên bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân mà điển hình là lịch thi đấu trùng với lịch thi hoặc các bài kiểm tra hết môn. Đứng trước cơ hội chỉ xuất hiện vài lần trong sự nghiệp (được so tài ở những giải đấu đỉnh cao) cộng thêm áp lực của yếu tố “màu cờ sắc áo”, đa phần các VĐV đều chọn giải pháp “xếp bút nghiên theo nghiệp thể thao”. Việc bỏ thi đồng nghĩa với học lại, thi lại và tiền học phí, dĩ nhiên là VĐV phải tự chi trả.

Câu chuyện “bỏ thi - học bù” đã để lại nhiều chuyển động hết sức ảm ảnh. Lấy ví dụ từ nữ VĐV Quách Thị Lan. Ở Giải điền kinh vô địch châu Á 2019 vừa diễn ra tại Doha (Qatar) cách đây vài tháng, với thành tích 56 giây 10, Quách Thị Lan đã giành vị trí cao nhất một cách rất thuyết phục. Niềm vui chiến thắng còn chưa “nguội”, cô gái Mường quê Ngọc Lặc đã phải “ôm một cục tiền” lên gặp Ban giám hiệu Trường Đại học Thể dục-Thể thao để... đóng kinh phí học lại.

Cần phải nói ngay rằng, dẫu “nghiệt ngã” nhưng Quách Thị Lan còn may mắn hơn vô số đồng nghiệp bởi ngân khoản kia dẫu sao còn được “bù đắp” từ nguồn “thưởng nóng”. Không ít VĐV khác, vì không có được thành tích (đồng nghĩa không có tiền thưởng) đành ngậm ngùi vay mượn rồi đặt mục tiêu “giành huy chương kiếm tiền trả nợ” ở các giải đấu sau.

Ở góc độ khác, làng thể thao nước nhà còn ghi nhận nhiều trường hợp “cười ra nước mắt” khi không ít VĐV tuổi đời đã ngoài hai mươi nhưng vẫn không thể kiếm nổi tấm bằng tốt nghiệp THPT do lịch thi tốt nghiệp “chồng” lịch thi đấu nhiều năm liền.

Nghị định 36/2019/NĐ-CP với những nội dung vô cùng quan trọng, như: Khi triệu tập VĐV vào đội tuyển quốc gia, cơ quan sử dụng phải chi trả học phí theo quy định của pháp luật; nếu đạt thành tích xuất sắc, VĐV có thể được xét đặc cách tốt nghiệp. Chưa hết, VĐV, HLV đội tuyển thể thao quốc gia nếu đã hoàn thành nhiệm vụ thi đấu tại các giải quốc tế sẽ được ưu tiên tuyển thẳng vào các ngành thể dục-thể thao hoặc các chuyên ngành giáo dục thể chất của các trường đại học, cao đẳng (nếu đã có bằng THPT)... và nhiều thay đổi khác. Có thể nói, những quy định mới này không chỉ mở lối thoát cho các chàng trai, cô gái theo nghiệp thể thao mà còn giúp họ “quẳng gánh lo” mang tên “hậu giải nghệ”.

Khi nỗi lo cơm - áo - gạo - tiền đã cơ bản được giải quyết, hy vọng là những điều chỉnh mang tính đột phá này sẽ giúp làng thể thao nước nhà có thêm nhiều nhà vô địch trên bình diện quốc gia cũng như khu vực và thế giới.

MẠNH HÀ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]