(Baothanhhoa.vn) - Rạng sáng ngày 2-7-1994, Andres Escobar ra bãi đỗ xe chuẩn bị rời hộp đêm El Indio ở thành phố Medellin. Bất chợt, Escobar bàng hoàng nhận ra từ phía xa có 3 sát thủ tay cầm súng tiến tới. Đó cũng là khoảnh khắc cuối Escobar nhìn thấy trên cõi đời. Một trong 3 tên sát nhân hét lên “Gooooooooooooool!” (nhại theo tiếng hô của các bình luận viên thể thao Nam Mỹ mỗi khi có bàn thắng được ghi) với mỗi phát súng trong 6 phát bắn vào Escobar.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì “Cuộc sống không thể kết thúc ở đây...”

Rạng sáng ngày 2-7-1994, Andres Escobar ra bãi đỗ xe chuẩn bị rời hộp đêm El Indio ở thành phố Medellin. Bất chợt, Escobar bàng hoàng nhận ra từ phía xa có 3 sát thủ tay cầm súng tiến tới. Đó cũng là khoảnh khắc cuối Escobar nhìn thấy trên cõi đời. Một trong 3 tên sát nhân hét lên “Gooooooooooooool!” (nhại theo tiếng hô của các bình luận viên thể thao Nam Mỹ mỗi khi có bàn thắng được ghi) với mỗi phát súng trong 6 phát bắn vào Escobar.

Vì “Cuộc sống không thể kết thúc ở đây...”Đám tang của Andres Escobar.

26 năm đã trôi qua, nhưng đó vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của thế giới bóng đá.

Cho đến nay, động cơ của vụ án mạng vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, từ bối cảnh xã hội của đất nước Colombia thời bấy giờ, bị thao túng bởi các “narcos” (băng đảng buôn lậu ma túy) nên người ta nghiêng về giả thuyết rằng vụ án mạng là do bàn đá phản lưới nhà của Escobar tại World Cup 1994, gây thiệt hại cho các ông trùm ma tuý tham gia cá độ.

Trước thềm World Cup 1994, Colombia với những hảo thủ như Asprilla, Rincon, Valderrama và cả Escobar trong đội hình đã “làm mưa làm gió” trong khu vực. Tính từ năm 1991 tới World Cup 1994, Colombia chỉ thua 1/26 trận. Tại vòng loại khu vực Nam Mỹ, Colombia bất bại và chỉ để thủng lưới 2 bàn, đứng nhất bảng, trong đó ấn tượng nhất là màn “hủy diệt” Argentina của những Simeone, Fernando Redondo, Gabriel Batistuta tới 5-0 ngay tại Buenos Aires.

“Vua bóng đá Pele” - người nổi tiếng với những dự đoán có kết quả ngược, đã xếp Colombia chứ không phải Brazil hay Argentina là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch World Cup.

Kết quả là, thay vì vô địch World Cup năm đó, Colombia về nước trong nước mắt và máu.

Bàn đá phản lưới nhà của Escobar trong trận đấu gặp đội tuyển Mỹ ngày 22-6 ở bảng A khiến Colombia thất bại 1-2, bị loại ngay từ vòng đấu bảng. Trước đó, họ đã nhận thất bại 1-3 trước Romania.

Bàn phản lưới nhà của Escobar có đơn thuần là một lỗi kỹ thuật, một thứ rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên sân bóng?

Hay đó là hệ quả tất yếu - cũng như việc Colombia bị loại ở World Cup năm đó không sớm thì muộn. Bởi, các cầu thủ phải thi đấu với tâm lý căng cứng bởi những “bóng ma” bên ngoài sân cỏ cùng áp lực thành tích đè nặng lên đôi chân.

Ngay sau trận đấu mở màn gặp Romania, hậu vệ Luis Fernando Herrera nhận được thông báo từ quê nhà: Anh trai bị giết trên xe hơi. Trước trận đấu có tính chất quyết định gặp Mỹ, HLV Francisco Maturana nhận được cú điện thoại nặc danh yêu cầu không cho Gabriel Gomez ra sân. Nếu không, cả ông và tiền vệ trụ cột này sẽ bị giết. Hậu quả là Gomez phải rời đội ngay sau đó.

Thậm chí, sau khi giành thắng lợi trước Thụy Sĩ ở trận đấu cuối cùng tại vòng bảng, khi trở về khách sạn, toàn bộ màn hình tivi trong phòng các cầu thủ Colombia có dòng chữ “Chúng mày muốn sống hay chết?”.

Bị loại khỏi giải đấu, HLV Maturana đề nghị các học trò ở lại Mỹ chờ đến khi tình hình ổn định trở lại, nhưng Escobar từ chối.

Cái chết của Escobar thời điểm đó làm rúng động cả thế giới, trở thành một trong những vết đen bi thảm bậc nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

Đám tang của Escobar - một trong những trung vệ xuất sắc nhất mọi thời đại của Colombia, người có biệt danh “El Caballero del Futbol” - Quý ông chơi bóng đã có khoảng 120.000 người đến dự. Tại lễ tang, thủ tướng Colombia Cesar Gaviria đã phát biểu: “Cầu thủ này là nạn nhân của một hành động bạo lực ngu xuẩn. Cái chết của anh khiến cả đất nước cảm thấy đau thương”.

Humberto Munoz Castro, kẻ đã giết Escobar lĩnh mức án 43 năm tù. Mức án sau được giảm còn 26 năm khi Castro kháng án năm 2001. Munoz được tha do cải tạo tốt trong tù vào năm 2005 sau khi thụ án khoảng 11 năm.

Bố của Escobar là ông Dario đã thốt lên đầy cay đắng: “Chẳng có công lý gì ở Colombia cả. Theo tôi, luật pháp ở nước này là một trò lừa gạt. Người ta đã lừa dối gia đình tôi và cả đất nước Colombia rằng Munoz sẽ phải ở tù 43 năm để rồi bây giờ trả tự do cho hắn”.

Một tờ báo của Colombia khi nhắc lại sự kiện này, đã đặt ra câu hỏi nhức nhối: “Hắn cần phải xem để biết hắn đã lấy đi của đất nước những gì trong 20 năm qua”.

Đó là danh dự của cả đất nước.

Đó là sự hủy hoại ước mơ tốt đẹp của biết bao đứa trẻ Colombia muốn thắp sáng tương lai của mình trên sân cỏ.

...

Ngày nay, một bức tượng của Escobar đã được dựng tại Medelin. Vòng xoay của quả bóng tròn với những đam mê bất tận vẫn sẽ tiếp diễn. Thế giới sẽ còn nhắc lại cái chết của Andres Escobar, để cùng hành động vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau cái chết của Escobar, Chính phủ Colombia đấu tranh quyết liệt hơn với giới tội phạm. Thành phố Medellin, từ “Thành phố nguy hiểm nhất thế giới” đã trở thành điểm đến du lịch an toàn, thân thiện bậc nhất Nam Mỹ với các danh xưng: Thành phố ngàn hoa, thành phố sáng tạo, thành phố mùa xuân vĩnh cửu.

Và trên hết, cái chết của Andres Escobar dạy cho chúng ta lòng khoan dung và ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ, như những lời trong bức thư mà anh để lại trước khi từ giã cõi đời: “Cuộc sống không thể kết thúc ở đây. Chúng ta phải tiếp tục. Sẽ chẳng có khó khăn gì cả, chúng ta phải đứng lên...”.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]