Ngày 30/1, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã mô tả bản kế hoạch hòa bình Trung Đông của người đồng cấp Mỹ Donald Trump là “kém cỏi."

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổng thống Iran “chê” kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ “kém cỏi”

Ngày 30/1, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã mô tả bản kế hoạch hòa bình Trung Đông của người đồng cấp Mỹ Donald Trump là “kém cỏi."

Tổng thống Iran “chê” kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ “kém cỏi”Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại Tehran. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo nội dung của kế hoạch hòa bình, mang tên Thỏa thuận Thế kỷ, mà ông Trump công bố ngày 29/1, nhà lãnh đạo Mỹ đề xuất giải pháp “hai nhà nước một cách thực tế” cho Israel và Palestine, theo đó thành lập Nhà nước Palestine với thủ đô là một số khu vực ở Đông Jerusalem, kèm theo một số điều kiện đối với phía Palestine, đồng thời khẳng định Jerusalem sẽ tiếp tục là “thủ đô không chia cắt và vô cùng quan trọng” của Israel.

Hãng thông tấn Tasnim dẫn phát biểu của ông Rouhani khẳng định: “Đây là kế hoạch kém cỏi nhất thế kỷ.”

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Iran cũng ra tuyên bố nhận định kế hoạch của ông Trump là “đáng hổ thẹn.”

Người phát ngôn Bộ trên, ông Abbas Mousavi cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực nhằm “chống lại âm mưu lớn đe dọa các quốc gia Hồi giáo.”

Ông Mousavi cũng kêu gọi các nước Hồi giáo đoàn kết chống lại động thái trên của Mỹ.

Trước đó, bản kế hoạch hòa bình trên cũng vấp phải sự phản đối của nhiều nước như Pháp, Ấn Độ, Bahrain, Qatar và Syria.

Tuy nhiên, ngày 30/1, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ca ngợi kế hoạch của ông Trump là một “cơ hội mới.”

Phát biểu tại cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Thủ tướng Netanyahu cho rằng kế hoạch trên là chiến thắng đối với Israel, đồng thời bày tỏ: “Đây là một cơ hội mới và có thể là duy nhất.”

Người Palestine từ lâu đang nỗ lực để thành lập Nhà nước Palestine bên trong đường biên giới trước cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, với các vùng lãnh thổ như Dải Gaza, khu Bờ Tây, và Đông Jerusalem, trong đó Đông Jerusalem sẽ là thủ đô.

Tuy nhiên, sau cuộc chiến trên, Israel đã chiếm Đông Jerusalem và sáp nhập vào lãnh thổ nước mình cũng như tuyên bố toàn bộ Jerusalem là “thủ đô vĩnh viễn và không thể chia cắt,” trong một động thái bị cộng đồng quốc tế lên án.

Jerusalem là thành phố linh thiêng đối với cả người Hồi giáo và người Do Thái, đặc biệt là khu vực phía Đông, nơi có quần thể Haram al-Sharif, mà người Israel gọi là khu Núi Đền./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]