(Baothanhhoa.vn) - Ngày 19/6, Nhật Bản đã tiếp tục thúc giục Hàn Quốc bắt đầu quá trình phân xử tranh cãi liên quan tới lao động cưỡng ép thời chiến, vấn đề vốn khiến mối quan hệ giữa hai nước láng giềng rơi xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhật Bản muốn Hàn Quốc sớm lập ủy ban giải quyết bất đồng thời chiến

Ngày 19/6, Nhật Bản đã tiếp tục thúc giục Hàn Quốc bắt đầu quá trình phân xử tranh cãi liên quan tới lao động cưỡng ép thời chiến, vấn đề vốn khiến mối quan hệ giữa hai nước láng giềng rơi xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm.

Nhật Bản muốn Hàn Quốc sớm lập ủy ban giải quyết bất đồng thời chiếnÔng Lee Chun-sik (phía trước), lao động bị cưỡng bức thời chiến tranh, sau một phiên tòa tại Seoul, Hàn Quốc ngày 30/10/2018. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Một ngày sau khi Hàn Quốc phớt lờ hạn chót chỉ định một thành viên vào ban phân xử cùng với Nhật Bản và một quốc gia thứ 3, Tokyo đã yêu cầu Seoul thành lập một ủy ban phân xử mà các thành viên đều do các quốc gia khác lựa chọn, phù hợp với các điều khoản quy định trong hiệp định song phương ký kết năm 1965.

Nếu phía Seoul tiếp tục phớt lờ yêu cầu này, Tokyo sẽ đưa tranh chấp giữa hai quốc gia ra Tòa án Tư pháp quốc tế.

Cùng ngày, Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán song phương với Nhật Bản về vấn đề này nếu các công ty của hai nước tham gia vào một cơ chế tài chính.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết đã thông báo ý định này tới Tokyo. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã từ chối những đề xuất trên bởi sau khi đề nghị đàm phán ngoại giao không nhận được những phản hồi rõ ràng từ phía Seoul, Tokyo đã chuyển sang bước tiếp theo là yêu cầu thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp.

Mâu thuẫn giữa hai quốc gia này phát sinh từ các quyết định của một tòa án Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân phải lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 tới cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Dù Nhật Bản luôn cho rằng vấn đề bồi thường đã được hai bên dàn xếp trong hiệp định ký kết năm 1965, cho phép Nhật Bản bồi thường bằng hình thức hỗ trợ tài chính trị giá 500 triệu USD, nhưng các luật sư Hàn Quốc vẫn tiếp tục thực hiện quyết định của tòa án, tịch thu và thanh lý tài sản của các công ty Nhật Bản .

Tháng 1/2019, Nhật Bản đã yêu cầu giải quyết vấn đề bằng các kênh ngoại giao, nhưng phía Hàn Quốc không chấp thuận và khẳng định vấn đề này phải do cơ quan tư pháp giải quyết.

Nhằm phá vỡ thế bế tắc, ngày 20/5 vừa qua, Nhật Bản đã đề xuất thành lập một uỷ ban phân xử 3 bên, trong đó mỗi bên có một thành viên và người còn lại thuộc một nước thứ ba.

Tokyo đã hối thúc Seoul thực hiện bước đi tiếp theo, theo đó mỗi bên có thêm 30 ngày để đề nghị đối tác chọn một thành viên tham gia ban phân xử. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã không thực hiện bước đi này buộc Nhật Bản phải đưa ra yêu cầu trên.

LP (Theo Kyodo)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]