Trong văn hóa Nhật Bản, niên hiệu thường gắn liền với sự trị vì của Nhật Hoàng. Theo kế hoạch ngày 30/4 tới đây, Nhật Hoàng Akihito sẽ thoái vị và nhường ngôi cho Thái tử Naruhito - người sẽ bắt đầu một thời đại mới ở Nhật Bản. Như vậy, bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5 tới, triều đại mới ở Nhật Bản có niên hiệu Reiwa, theo phiên âm Hán-Việt có thể đọc là “Lệnh Hòa” hoặc “Linh Hòa”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người dân Nhật Bản kỳ vọng niên hiệu mới mang lại may mắn

Trong văn hóa Nhật Bản, niên hiệu thường gắn liền với sự trị vì của Nhật Hoàng. Theo kế hoạch ngày 30/4 tới đây, Nhật Hoàng Akihito sẽ thoái vị và nhường ngôi cho Thái tử Naruhito - người sẽ bắt đầu một thời đại mới ở Nhật Bản. Như vậy, bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5 tới, triều đại mới ở Nhật Bản có niên hiệu Reiwa, theo phiên âm Hán-Việt có thể đọc là “Lệnh Hòa” hoặc “Linh Hòa”.

Người dân Nhật Bản kỳ vọng niên hiệu mới mang lại may mắn

Nhật Bản sẽ bắt đầu niên hiệu mới là Lệnh Hòa từ 1/5/2019. Ảnh: Japan Times

Tên Reiwa có nguồn gốc từ một câu trong cuốn thơ tập cổ của Nhật Bản là “Vạn Diệp Tập”. Trong cuốn này, Reiwa mang ý nghĩa một mùa Xuân mới, lan tỏa hòa bình. Đây là lần đầu tiên, Nhật Bản chọn niên hiệu dựa trên một sự tích cổ của nước này, thay vì lấy niên hiệu từ các sự tích của Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lý giải về niên hiệu mới này: “Đất nước chúng ta đang đối mặt với một thời điểm bước ngoặt lớn song có nhiều giá trị của Nhật Bản sẽ không bao giờ phai nhạt đi. Ý nghĩa đằng sau cái tên Reiwa đó là văn hóa được sinh ra, được nảy nở khi trái tim của con người được kéo lại gần nhau hơn. Chúng tôi quyết định đặt tên này vì chúng tôi cho rằng, đây là cái tên hay nhất thể hiện hy vọng của đất nước và người dân Nhật Bản về một kỷ nguyên mới cho đất nước”.

Niên hiệu mới là vấn đề được nhiều người quan tâm tại Nhật Bản. Bởi lẽ, tại Nhật Bản, các văn bản hành chính, chính sách và hoạt động của người dân cũng như các cuốn lịch, các tờ báo hầu hết được tính theo năm của niên hiệu và ít sử dụng năm dương lịch. Hàng trăm người dân Nhật Bản hôm nay đã đổ xô đi mua những ấn phẩm báo chí có niên hiệu mới.

Nhiều người bày tỏ hy vọng, niên hiệu mới sẽ mang lại may mắn và giúp nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh.

Một người dân tại Tokyo cho biết: “Đây là một cái tên hay. Nghe thật nhẹ nhàng và yên bình. Tôi có cảm giác, cái tên này sẽ giúp thế giới trở thành một nơi hòa bình”.

“Tôi hy vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tốt hơn, giúp cho thanh niên sống tốt hơn”, một người khác bày tỏ.

Sau khi niên hiệu mới chính thức được quyết định, đồng loạt tại các nhà ga, cửa hàng, biển quảng cáo của Nhật Bản đã phát đi hình ảnh về niên hiệu mới để phổ biến cho người dân.

Các niên hiệu trong thời hiện đại gồm Minh Trị - 1868-1912, Đại Chính - 1912-1926 và Chiêu Hòa - 1926-1989. Niên hiệu của triều đại hiện nay là Bình Thành bắt đầu từ ngày 8/1/1989, một ngày sau khi Nhật Hoàng Hirohito băng hà. Năm 2019 là năm Bình Thành thứ 31, đồng thời cũng sẽ là năm Lệnh Hòa thứ nhất sau khi Nhật hoàng mới lên ngôi.

Chính phủ Nhật Bản đã gửi lời mời các nguyên thủ, đại diện từ 195 quốc gia tham dự sự kiện Thái tử Naruhito đăng quang, sau khi nhà vua Nhật Akihito thoái vị vào ngày 30/4 tới. Đây là sự kiện lịch sử của Nhật Bản, đồng thời trùng vào “tuần lễ vàng” của nước này, người dân sẽ được nghỉ 10 ngày liên tục.

LP (Theo Kyodo)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]