Ngày 15/7, Iran hối thúc các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đưa ra những quyết định "thiết thực, hiệu quả và có trách nhiệm" nhằm cứu vãn thỏa thuận mang tính bước ngoặt này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Iran hối thúc EU thực hiện những bước đi cứu vãn thỏa thuận hạt nhân

Ngày 15/7, Iran hối thúc các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đưa ra những quyết định "thiết thực, hiệu quả và có trách nhiệm" nhằm cứu vãn thỏa thuận mang tính bước ngoặt này.

Iran hối thúc EU thực hiện những bước đi cứu vãn thỏa thuận hạt nhân(Nguồn: slate.com)

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Iran cho rằng những hành động liên tục dựa trên sự thiện chí và tự nguyện của Tehran xuất phát từ nguyên tắc có đi có lại về những quyền và nghĩa vụ trong thỏa thuận hạt nhân. Tuyên bố đồng thời nhấn mạnh sẽ là "không thực tế" nếu kỳ vọng về việc Iran tuân thủ trở lại các điều kiện trước ngày 8/5/2019 mà không có bằng chứng về ý chí chính trị và khả năng hiện thực của các nước châu Âu tham gia thỏa thuận nhằm đảm bảo giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố các nước châu Âu dường như chưa sẵn sàng nỗ lực để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân.

Phát biểu với báo giới trên đường tới New York (Mỹ) tham dự cuộc họp cấp cao của Liên Hợp Quốc , Ngoại trưởng Zarif nhấn mạnh các tuyên bố và phát ngôn là "hoàn toàn khác" với việc sẵn sàng thực hiện nỗ lực cần thiết để cứu vãn thỏa thuận và châu Âu chưa thực hiện những nỗ lực này.

Sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA hồi tháng 5/2018, EU tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để giúp Iran có thể hưởng lợi từ thỏa thuận. Hồi tháng 1, EU cho biết sẽ thành lập một kênh thương mại đặc biệt với Iran (INSTEX) nhằm duy trì hoạt động thương mại với Iran. Tuy nhiên, Iran cho rằng bước đi của EU là chưa đủ vì cơ chế này vẫn chưa được triển khai. Kể từ tháng 5 vừa qua, Tehran tuyên bố sẽ "thu hẹp" việc thực hiện các cam kết trong JCPOA, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani. Đây cũng chính là thời hạn mà Iran yêu cầu các nước còn lại tham gia thỏa thuận gồm Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp và Đức phải thực hiện cam kết liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng để phá vỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ và thúc đẩy thương mại.

Theo kế hoạch, ngoại trưởng các nước EU sẽ nhóm họp để thảo luận về thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015 cũng như căng thẳng leo thang gần đây giữa Tehran và Washington. Ngay trước thềm cuộc họp này, Tehran cảnh báo nếu các nước châu Âu không thực hiện đúng các cam kết theo thỏa thuận hạt nhân, Iran sẽ để tình hình quay trở lại thời kỳ như trước khi có thỏa thuận JCPOA.

Theo JCPOA, Iran sẽ phải hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phương Tây đồng ý gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran. Tuy nhiên, năm 2018, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Động thái này được cho là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng hiện nay giữa Washington và Tehran./.

(TTXVN/Vietnam+)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]