(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Lang Chánh đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa. Nhờ vậy, chất lượng, tầm vóc đàn gia súc được cải thiện, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Lang Chánh phát triển chăn nuôi gia súc

Những năm qua, huyện Lang Chánh đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa. Nhờ vậy, chất lượng, tầm vóc đàn gia súc được cải thiện, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Lang Chánh phát triển chăn nuôi gia súcChăn nuôi đại gia súc cho người dân thu nhập ổn định tại xã Tân Phúc.

Gia đình chị Lê Thị Luyến ở thôn Tân Phong, xã Tân Phúc (Lang Chánh) đã nhiều năm đầu tư phát triển chăn nuôi, mang lại thu nhập ổn định. Từ 1 con trâu sinh sản, hiện đã nhân đàn lên 11 con. Chị Luyến cho biết: Ban đầu, đàn gia súc chủ yếu được chăn thả trên đồi, việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh bị hạn chế, nhất là vào mùa đông rét đậm, rét hại kéo dài làm nhiều trâu, bò bị chết. Được sự tuyên truyền, vận động của UBND xã, gia đình tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, phát triển nuôi gia súc theo hình thức nhốt chuồng. Bên cạnh đó, chú trọng tiêm phòng vắc-xin, phòng tránh dịch bệnh để hạn chế rủi ro. Đồng thời, gia đình còn trồng ngô để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc. Mỗi năm, thu nhập từ chăn nuôi gia súc của gia đình chị Luyến khoảng hơn 60 triệu đồng.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Tân Phúc, cho biết: Trong lĩnh vực chăn nuôi, trước kia, người dân chủ yếu thả rông gia súc trên bãi, trên rừng, đến vụ mùa cần trâu cày kéo mới đi tìm về, dẫn đến việc không quản lý, bảo vệ được gia súc. Những năm gần đây, nhờ được tuyên truyền, vận động, nhiều gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, đưa gia súc về nuôi nhốt, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi. Để chăn nuôi phát triển bền vững, đem lại hiệu quả và trở thành thế mạnh của địa phương, xã đã phối hợp với các đơn vị có liên quan trực thuộc UBND huyện tuyên truyền, vận động người dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Đồng thời, triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ về giống, vay vốn ưu đãi... để khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, gia tăng về số lượng, chất lượng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Bên cạnh đó, xã cũng tăng cường kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng định kỳ, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi. Công tác phòng chống rét trong mùa đông cho đàn vật nuôi cũng được chính quyền, người dân quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến nay, đàn trâu của toàn xã có hơn 1.300 con, đàn bò gần 700 con; có 30 gia trại chăn nuôi... Ngoài ra, xã còn vận động người dân chuyển đổi 22 ha trồng các loại cây hiệu quả kinh tế thấp sang trồng ngô để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc.

Để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, ngoài việc tranh thủ vốn đầu tư cho chăn nuôi từ Chương trình 135, Nghị quyết 30a, ủy thác vay vốn qua ngân hàng, huyện Lang Chánh còn có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung; hỗ trợ tiền mua con giống, xây dựng chuồng trại... Nhờ đó, số lượng và chất lượng đàn gia súc của huyện Lang Chánh đã được nâng cao. Đến nay, toàn huyện có hơn 15.000 con trâu và trên 4.000 con bò; có 13 trang trại chăn nuôi và 7 HTX chăn nuôi hiện đang hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ tiền cho các hộ chăn nuôi lắp đặt công trình biogas; hỗ trợ trồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc... Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, cho biết: Để phát triển chăn nuôi gia súc, huyện Lang Chánh tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho người dân giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi có kiểm soát, gia trại, trang trại. Thúc đẩy chăn nuôi theo hướng liên kết, liên doanh và sản xuất theo chuỗi khép kín. Cùng với đó, mở các lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương; đồng thời, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia súc. Về giống, chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng, số lượng các giống trâu, bò bản địa. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với các giống có năng suất, chất lượng tốt. Khuyến khích thành lập các HTX, dịch vụ chăn nuôi; phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại, gia trại. Đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và một số cây trồng khác kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi gia súc.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]