Ngày 16/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về nguy cơ tình hình nhân đạo trở nên tồi tệ hơn ở vùng Đông Bắc Syria và việc các tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trốn thoát.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội đồng Bảo an quan ngại về tình hình ở Đông Bắc Syria

Ngày 16/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về nguy cơ tình hình nhân đạo trở nên tồi tệ hơn ở vùng Đông Bắc Syria và việc các tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trốn thoát.

Hội đồng Bảo an quan ngại về tình hình ở Đông Bắc SyriaNgười dân Syria sơ tán tránh chiến sự tại thị trấn Ras al-Ain ngày 15/10/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Sau cuộc họp kín lần thứ 2 kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch tấn công người Kurd ở Đông Bắc Syria, 15 thành viên Hội đồng Bảo an đã nhất trí về một tuyên bố với nội dung ngắn gọn như trên.

Sau cuộc họp, Mỹ, Trung Quốc, và 5 nước châu Âu trong Hội đồng Bảo an đã có những tuyên bố riêng rẽ, trong đó kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng tấn công tại Syria.

Trong một tuyên bố chung, các nước Bỉ, Anh, Pháp, Đức và Ba Lan đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn cho các trại giam giữ các tay súng IS, khẳng định điều này đóng vai trò quan trong việc ngăn các tay súng gia nhập các nhóm khủng bố.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức chấm dứt các hành động quân sự.

Về phần mình, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Kelly Craft nêu rõ Washington kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt việc làm suy yếu chiến dịch chống IS, ngừng tấn công và ngay lập tức tuyên bố lệnh ngừng bắn .

Cũng trong ngày 16/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong cuộc thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, ông đã kêu gọi Ankara ngừng chiến dịch quân sự và trở lại đối thoại về an ninh tại vùng Đông Bắc Syria.

Phát biểu với báo giới, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cho rằng Hội đồng Bảo an nên xem xét các mặt khác của cuộc khủng hoảng tại Syria, thay vì chỉ tập trung vào chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông cho biết Nga hiểu được mối quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, song cho rằng chiến dịch của Ankara cần phải tương xứng với mục tiêu mà nước này tuyên bố.

Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành từ ngày 9/10 vừa qua, sau khi các lực lượng Mỹ rút khỏi một phần khu vực biên giới ở Đông Bắc Syria.

Chiến dịch tấn công đã làm dấy lên lo ngại về những nguy cơ mới về một cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực, cũng như ảnh hưởng tới các nỗ lực trong cuộc chiến chống khủng bố.

Chỉ riêng trong ngày 16/10, ước tính khoảng 800 người tị nạn Syria, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em đã tới khu vực tự trị người Kurd của Iraq.

Những người này đã được chuyển tới trại Berdarch ở tỉnh Dohuk.

Trong chuyến thăm biên giới Iraq-Syria ngày 16/10, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Najah al-Shammari cho hay các lực lượng an ninh của nước này đã bắt giữ một số tay súng IS tìm cách xâm nhập Iraq từ Syria.

Ông Al-Shammari nhấn mạnh sự cần thiết phải siết chặt an ninh ở biên giới để ngăn chặn sự xâm nhập của các phần tử khủng bố.

Cùng ngày, Cơ quan phân tích các mối đe dọa của Bỉ xác nhận 2 tay súng người Bỉ đang bị giam giữ tại Đông Bắc Syria đã trốn thoát.

Giám đốc cơ quan trên Paul Van Tigchelt đã trình báo cáo này lên Ủy ban các vấn đề đối ngoại của Hạ viện Bỉ. Báo cáo cũng xác nhận một trong hai đối tượng trốn thoát đã bị kết tội khủng bố.

Theo số liệu mới nhất do cơ quan này cung cấp, ước tính 55 tay súng có các mối quan hệ ở Bỉ đang sống trong khu vực người Kurd tại Syria.

Theo Reuters



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]