Mỹ đã gửi một "tối hậu thư" cho Nga bằng việc đe dọa rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) trong 2 tháng tới, động thái mà nhiều chuyên gia quốc tế nhận định là (Washington) tự cho mình là trung tâm và phản tác dụng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giới chuyên gia quốc tế phê phán tối hậu thư INF của Mỹ phản tác dụng

Mỹ đã gửi một "tối hậu thư" cho Nga bằng việc đe dọa rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) trong 2 tháng tới, động thái mà nhiều chuyên gia quốc tế nhận định là (Washington) tự cho mình là trung tâm và phản tác dụng.

Phát biểu tại thủ đô Brussels của Bỉ hôm 4/12 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này sẽ đình chỉ các nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hiệp ước INF trong 60 ngày, trừ khi Nga quay lại tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận này. Nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng việc Washington rút khỏi hiệp ước này sẽ đặt thế giới vào một cuộc khủng hoảng kiểm soát vũ khí và Mỹ tìm cách hưởng lợi nhiều hơn từ động thái này của mình. Li Bin, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình Chính sách Hạt nhân thuộc Quỹ Carnegie Endowment vì hòa bình quốc tế phân tích: "Nga không phải là lý do chính để Mỹ đưa ra quyết định rút khỏi hiệp ước này, mà chính là Mỹ." Theo nhà nghiên cứu này, một số người ở Mỹ cho rằng "không nước nào khác có thể chiếm ưu thế trước Mỹ trong một cuộc chạy đua vũ trang" mà không có các thỏa thuận. Việc từ bỏ hiệp ước này cũng làm dấy lên suy đoán liệu Mỹ có phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung trên bộ trong tương lai hay không. Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế-Mỹ Mark Fitzpatrick phân tích: "Vì đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, tôi không cho rằng họ sẽ khuyến khích các hệ thống đó do chi phí quá cao và không thực sự cần thiết." Giám đốc điều hành nhóm luật sư Hiệp hội kiểm soát vũ khí Daryl Kimball hôm 4/12 vừa qua cũng cho rằng, nếu các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn duy trì hiệp ước INF vốn tăng cường an ninh của họ trong hơn 2 thập niên qua, họ nên chắc chắn rằng Mỹ và Nga tận dụng các lựa chọn ngoại giao. Ông Kimball nhấn mạnh, đáng tiếc là Ngoại trưởng Pompeo lại không cho thấy Mỹ muốn thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn hiệp ước này thông qua tham gia hội đàm với Nga để giải tỏa những lo ngại mà Washington và Moskva nêu ra. Chuyên gia an ninh quốc tế Viện Nghiên cứu Quốc gia Primakov về kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế tại Moskva, ông Alexey Arbatov nhấn mạnh: "Lịch sử cho thấy việc bác bỏ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí không bao giờ cải thiện an ninh của một nước, mà luôn gây phương hại cho nước đó." INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, Nga và Mỹ cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500km). Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn coi INF là cơ sở giúp kiểm soát vũ khí, đồng thời quan ngại rằng việc INF sụp đổ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới./.


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]