Ngày 13/12, ông Hong Min, nhà phân tích tại Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc, cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đưa ra một "quân bài" đàm phán mới trong các cuộc thương lượng phi hạt nhân hóa bị đình trệ với Mỹ khi ông có bài phát biểu nhân dịp Năm mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giới chuyên gia Hàn Quốc kỳ vọng vào tiến triển trong quan hệ Mỹ-Triều

Ngày 13/12, ông Hong Min, nhà phân tích tại Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc, cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đưa ra một "quân bài" đàm phán mới trong các cuộc thương lượng phi hạt nhân hóa bị đình trệ với Mỹ khi ông có bài phát biểu nhân dịp Năm mới.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) trò chuyện với các sỹ quan trong chuyến thị sát công trình xây dựng thành phố ở Samjiyon, đông bắc Triều Tiên ngày 30/10.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên thường vạch ra các ưu tiên và mục tiêu chính sách của năm trong bài phát biểu thường niên nhân dịp Năm mới.

Bài phát biểu sắp tới sẽ được đưa ra trong bối cảnh đàm phán hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng bị đình trệ liên quan tới đề nghị của Triều Tiên dỡ bỏ trừng phạt, trong khi Mỹ yêu cầu Bình Nhưỡng tiến hành thêm nhiều biện pháp phi hạt nhân hóa.

Trong cuộc thảo luận ở thủ đô Seoul, chuyên gia Hong Min cho rằng Triều Tiên cần phải suy tính nghiêm túc về cách thức phản ứng trước các biện pháp trừng phạt, vốn ngày càng cứng rắn hơn, kể từ cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Triều Tiên và Mỹ tại Singapore hồi tháng Sáu vừa qua.

Ông Hong Min nhận xét nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đưa ra “thông điệp cứng rắn hoặc bảo thủ một chút với Mỹ hoặc đưa ra một khuôn khổ đàm phán mới."

Theo ông Hong Min, Bình Nhưỡng đã kiềm chế đưa ra các tuyên bố chỉ trích Washington trong những tháng qua, song nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ không từ bỏ các cuộc đàm phán.

Về phần mình, ông Kim Sang-ki, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách thống nhất tại viện nghiên cứu trên, nhận định bất chấp thế bế tắc hiện nay, quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn sẽ tiến triển trong Năm mới.

Chuyên gia này chia sẻ: “Nếu thế bế tắc kéo dài, điều này sẽ dồn gánh nặng chính trị lên vai chính quyền Hàn Quốc và Mỹ. Ngoài ra, Triều Tiên cũng sẽ gặp khó khăn khi kỳ vọng bất kỳ kết quả nào trong động lực phát triển kinh tế của nước này."

Quan hệ Mỹ-Triều đã có những dấu hiệu tích cực kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/6 vừa qua ở Singapore.

Tại cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký một tuyên bố chung, theo đó Bình Nhưỡng cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn đổi lấy đảm bảo an ninh từ Washington.

Tuy nhiên, từ sau cuộc gặp này, các cuộc đàm phán Mỹ-Triều rơi vào bế tắc do hai bên còn nhiều khác biệt liên quan đến quy mô phi hạt nhân hóa, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và tuyên bố chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên.


LP (Theo Yonhap)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]