Bộ Năng lượng Ả Rập Saudi chính thức loan báo sản lượng dầu nước này sẽ giảm từ khoảng 10 triệu thùng/ngày xuống 9 triệu thùng/ngày vào tháng 7. Việc Ả Rập Saudi giảm nguồn cung dầu được xem là bước đi đơn phương nhằm hỗ trợ giá dầu thô sụt giảm, sau 2 lần cắt giảm trước đó của các nước sản xuất lớn trong OPEC+ nhưng không đẩy được giá dầu lên.

Giá dầu lại nhảy múa

Bộ Năng lượng Ả Rập Saudi chính thức loan báo sản lượng dầu nước này sẽ giảm từ khoảng 10 triệu thùng/ngày xuống 9 triệu thùng/ngày vào tháng 7. Việc Ả Rập Saudi giảm nguồn cung dầu được xem là bước đi đơn phương nhằm hỗ trợ giá dầu thô sụt giảm, sau 2 lần cắt giảm trước đó của các nước sản xuất lớn trong OPEC+ nhưng không đẩy được giá dầu lên.

Giá dầu lại nhảy múa

Khu vực trung tâm Tập đoàn khai thác dầu thô Ảrập Saudi Aramco. Nguồn:File Photo.

Quyết định này của quốc gia dẫn đầu OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) là dấu hiệu rõ ràng cho thấy giá dầu thô trong năm nay sẽ nhiều biến động. Mặc dù Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Abdulaziz bin Salman Al-Saud khẳng định sẽ làm mọi việc cần thiết để bình ổn thị trường năng lượng, nhưng cam kết đó là chưa đủ để các chính phủ yên lòng.

Ông Bob McNally - Chủ tịch tập đoàn năng lượng Rapidan Energy (Mỹ), nhận định: “Chúng tôi nhận thấy mức thâm hụt lớn trên toàn cầu sẽ xảy ra vào nửa cuối năm 2023 và giá dầu thô sẽ vượt trên 100 USD/thùng vào năm tới”.

Còn ông Jorge Leon - Phó Chủ tịch cấp cao về nghiên cứu thị trường dầu mỏ của Công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy (Na Uy) cho rằng, việc Ả Rập Saudi cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày có thể đẩy giá dầu lên cao trong ngắn hạn nhưng tác động sau đó sẽ phụ thuộc vào việc Ả Rập Saudi có kéo dài việc cắt giảm hay không.

Ngày 9/6, đài CNBC đưa tin, giá dầu đã tăng vọt sau quyết định của Ả Rập Saudi. Cụ thể, các hợp đồng mua dầu Brent đã tăng 2,4%, lên mức 78 USD/thùng ở châu Á, trong khi giá dầu West Texas Intermediate tăng 2,5%, lên 73,53 USD/thùng. Vẫn theo CNBC từ năm 2022 đến nay, OPEC+ đã cắt giảm 3,66 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 3,6% nhu cầu toàn cầu, bao gồm 2 triệu thùng/ngày mà khối thống nhất từ tháng 10/2022 và mức giảm tự nguyện 1,66 triệu thùng/ngày được thông qua vào tháng 4. Những sự cắt giảm đó có hiệu lực cho đến cuối năm 2023 nhưng vào ngày 4/6, OPEC+ đã thống nhất sẽ gia hạn đến cuối năm 2024.

Theo nhà phân tích thị trường Priyanka Sachdeva (Tổ chức Tài chính Phillip Nova, Singapore) thì việc Ả Rập Saudi đơn phương cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày kể từ tháng 7 tới đã đẩy giới đầu tư vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Ả Rập Saudi hiện là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, vì thế bất cứ động thái nào của họ cũng đều tác động tức thì tới thị trường.

Vậy, từ nay tới hết năm 2023, giá dầu trên thị trường toàn cầu sẽ ra sao?

Đó là câu hỏi không dễ trả lời, tuy nhiên theo Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais thì “trong OPEC, chúng tôi không nhắm mục tiêu theo một mức giá nhất định. Mọi hành động, mọi quyết định của chúng tôi đều được đưa ra để có được sự cân bằng tốt giữa nhu cầu dầu và nguồn cung dầu toàn cầu".

Tuyên bố của Tổng Thư ký OPEC càng làm dấy lên mối lo ngại về giá dầu. Những nhà quan sát thị trường dầu mỏ thế giới cho rằng, khó có khả năng giá dầu thô (tính trung bình) vọt lên “cao nhất mọi thời đại” như vào ngày 7/3/2022 là gần 130 USD/thùng. Nhưng con số dưới 80 USD/thùng như hiện nay có thể bị “xô đổ” bất cứ lúc nào.

Lucak Riffi - chuyên gia thị trường dầu mỏ khu vực Trung Đông cho rằng, năm 2022 là năm khó khăn nhất về năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, giá dầu liên tục đi xuống khiến người ta nghĩ mọi khó khăn đã qua. Nhiều người cho rằng giá dầu thô ở mức từ 72 USD đến 79 USD như thời điểm cuối tháng 5/2023 là hợp lý và sẽ duy trì. “Nhưng với động thái Ả Rập Saudi cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày thì mọi tính toán đều có thể bị thay đổi. Hiện nay OPEC vẫn chưa cắt giảm sản lượng, nhưng không ai có thể chắc chắn điều đó tiếp tục vì sức ép đến từ nước dẫn đầu khối OPEC Ả Rập Saudi là rất lớn” - Tiến sĩ Lucak Riffi nói đồng thời cho rằng từ tháng 7 tới, khi việc Ả Rập Saudi chính thức cắt giảm sản lượng, thì giá dầu thô có thể sẽ “nhảy” lên trên 85 USD/thùng; cao hơn mức giá ngày 9/6 khoảng 6,5 USD/thùng.

Top 10 nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới

Theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, 10 quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới bao gồm:

1.Venezuela: 304 tỷ thùng; chiếm 17,5% toàn bộ nguồn tài nguyên này của toàn cầu.

2.Ả Rập Saudi: 298 tỷ thùng; chiếm 17,2% tổng số dầu toàn cầu. Trong đó có mỏ Ghawar lớn nhất trên thế giới.

3.Canada: 170 tỷ thùng; với 9,8% trữ lượng toàn cầu. Riêng các mỏ dầu ở tỉnh Alberta chiếm khoảng 97% trữ lượng của cả nước.

4.Iran: 156 tỷ thùng; chiếm 9% trữ lượng của thế giới. Iran đồng thời đứng thứ hai trong số các quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới: 32 nghìn tỷ mét khối, chiếm 16% tổng lượng toàn cầu (sau Qatar).

5. Iraq: 145 tỷ thùng; chiếm 8,4% trữ lượng toàn cầu

6.Nga: 107 tỷ thùng; chiếm 6,2% tổng trữ lượng toàn cầu. Phần lớn trong số đó nằm ở Siberia. Nga là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba, sau Mỹ và Ả Rập Saudi.

7.Kuwait: 102 tỷ thùng; chiếm 5,9% tổng trữ lượng toàn cầu.

8.Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: 98 tỷ thùng; chiếm 5,6% tổng trữ lượng toàn cầu.

9.Hoa Kỳ: 69 tỷ thùng; 4% tổng trữ lượng toàn cầu.

10.Libya: 48 tỷ thùng; chiếm 2,8% tổng trữ lượng toàn cầu.

Theo Báo Đại Đoàn Kết



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]