Ngày 3/10, Mỹ đã chỉ trích phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye (Hà Lan) yêu cầu Washington nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran là "không xứng đáng" và cho rằng tòa ICJ "không có thẩm quyền tài phán."

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đại sứ Mỹ phản ứng về phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế

Ngày 3/10, Mỹ đã chỉ trích phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye (Hà Lan) yêu cầu Washington nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran là "không xứng đáng" và cho rằng tòa ICJ "không có thẩm quyền tài phán."

Chia sẻ trên trang Twitter cá nhân ngay sau khi phán quyết của ICJ được công bố, Đại sứ Mỹ tại Hà Lan Pete Hoekstra cho rằng đây là trường hợp mà tòa ICJ không có thẩm quyền tài phán để ra quyết định. Ông này cũng cho rằng phán quyết của ICJ cũng không chỉ định những biện pháp trừng phạt cần được gỡ bỏ theo yêu cầu của Tehran và đây cũng là một "phán quyết hẹp về những lĩnh vực rất hạn hẹp." Trước đó, ICJ đã ra phán quyết yêu cầu Mỹ đảm bảo các biện pháp trừng phạt đối với Iran không gây ảnh hưởng đến hàng hóa phục vụ đời sống của con người hoặc an toàn hàng không dân dụng. Trong phán quyết sơ bộ, ICJ cho rằng Washington cần dỡ mọi lệnh cấm được đưa ra sau khi nước này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đối với việc xuất khẩu thuốc men, thiết bị y tế, thực phẩm, hàng hóa nông nghiệp và thiết bị, phụ tùng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn hàng không. Theo ICJ, các lệnh trừng phạt nhằm vào hàng hóa phục vụ nhu cầu con người "có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên lãnh thổ Iran," trong khi các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế nhập khẩu phụ tùng, thiết bị máy bay cũng có thể "gây ảnh hưởng đến an toàn hàng không dân dụng ở Iran và tính mạng của hành khách." Mỹ đã áp đặt vòng trừng phạt đầu tiên đối với Iran hồi tháng 8 sau khi rút khỏi JCPOA, thỏa thuận được Iran ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) hồi năm 2015. Dự kiến, vòng trừng phạt thứ hai sẽ có hiệu lực từ ngày 5/11 tới. ICJ, cơ quan được Liên hợp quốc thành lập năm 1946 để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, là tòa án cao nhất của Liên hợp quốc và các quyết định của tòa mang tính ràng buộc, nhưng tòa không có thẩm quyền để thi hành, do đó, nhiều nước - kể cả Mỹ, từng phớt lờ các phán quyết của ICJ./.


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]