Ông Thomas Falk - Thạc sỹ Quan hệ Quốc tế tại Đại học Birmingham, thuộc nhóm cố vấn quốc tế của Ủy ban châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã xác nhận sự quan tâm đặc biệt đối với các hệ thống tên lửa mới của Nga.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyên gia quốc tế: NATO lo ngại về vũ khí mới của Nga

Ông Thomas Falk - Thạc sỹ Quan hệ Quốc tế tại Đại học Birmingham, thuộc nhóm cố vấn quốc tế của Ủy ban châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã xác nhận sự quan tâm đặc biệt đối với các hệ thống tên lửa mới của Nga.

Chuyên gia quốc tế: NATO lo ngại về vũ khí mới của NgaTên lửa của Nga. (Nguồn: Russian MoD)

Phát biểu này được đưa ra tại cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng của 29 quốc gia thành viên NATO tại Brussels hồi tuần trước.

Bình luận trên trang tin Insideover.com, Thạc sỹ Falk cho rằng ông Stoltenberg không chỉ đề cập đến tên lửa hành trình SSC-8 của Nga, có thể tấn công các mục tiêu ở châu Âu và Mỹ, mà còn lo lắng về những vũ khí siêu vượt âm mới mà Moskva đã phát triển, với một số trong đó đã được triển khai.

Do vậy, NATO phải xác định được cách thức duy trì sự răn đe đáng tin cậy khi đối mặt với những mối đe dọa này.

Ông Falk nhận định, Nga hiện vượt trội so với NATO trong các hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung, thực tế này dẫn đến sự mất cân bằng và báo động nghiêm trọng ở Brussels.

Tên lửa hành trình SSC-8 của Nga có tầm bắn 1.800km, mặc dù cho phép NATO có được thời gian cảnh báo sớm lên tới 2 giờ, song loại tên lửa này rất khó theo dõi do quỹ đạo thay đổi.

Ngoài ra, tên lửa không đối đất Kinzhal mới - được phát triển cho máy bay ném bom hạt nhân của Nga, đang đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khác.

Tên lửa này được phóng khi máy bay đang bay và sau đó có thể đạt độ cao từ 18-20km, khi phóng vào mục tiêu với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh và được thiết kế để bắn trúng mục tiêu trong vòng vài phút. Kịch bản này có thể vượt qua khả năng phòng thủ tên lửa của tất cả các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu.

Điều tương tự cũng được áp dụng cho tên lửa Avangard, được phóng lên vũ trụ, ban đầu với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) SS-19, và từ năm 2022 với ICBM Sarmat mới được phát triển.

Tên lửa có thể được định vị, nhưng ngay khi Avangard tách ra khỏi vật mang, chỉ có tiếng nổ mới có thể cho biết chính xác điều gì đã xảy ra tiếp theo. Avangard chịu nhiệt tốt, tấn công mục tiêu với tốc độ cao hơn 20 lần tốc độ âm thanh và được cho là có quỹ đạo bay hình sin.

Theo Thạc sỹ Falk, NATO sẽ cần phải tìm ra một giải pháp đối phó với những tiến bộ công nghệ quân sự của Nga. Tuy nhiên, cho đến nay, liên minh này vẫn quyết định không triển khai bất cứ hệ thống hạt nhân tầm trung mới trên đất liền nào ở châu Âu.

NATO cho rằng chính sách này này sẽ ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang mới giống như cuộc chạy đua xảy ra vào những năm 1980./.

(Vietnam+)


(Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]