Các nhà lãnh đạo của 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương dự định sẽ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày 15/11 tới mà không có sự tham gia của Ấn Độ. Điều này sẽ tạo ra một khối kinh tế chiếm khoảng 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) của thế giới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các nước thành viên RCEP nỗ lực sớm ký kết thỏa thuận

Các nhà lãnh đạo của 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương dự định sẽ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày 15/11 tới mà không có sự tham gia của Ấn Độ. Điều này sẽ tạo ra một khối kinh tế chiếm khoảng 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) của thế giới.

Các nước thành viên RCEP nỗ lực sớm ký kết thỏa thuậnẢnh minh họa. (Nguồn: Nikkei)

Bên lề cuộc họp báo về Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan chiều 9/11, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng cho biết công tác đàm phán liên quan đến RCEP đã được hoàn tất.

Sau khi được ký kết, RCEP sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất ở châu Á được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp ở các nước thành viên, đặc biệt những nước có quan hệ thương mại lớn và là những đối tác thương mại lớn của nhau.

Đối với Việt Nam, RCEP khi được ký kết và đưa vào thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng nhấn mạnh các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn cuối và đây sẽ là thỏa thuận đầu tiên của Nhật Bản về tự do thương mại có bao gồm Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, chiếm khoảng 21%, tương đương hơn 33.000 tỷ yen (318 tỷ USD) giá trị trao đổi thương mại của nước này vào năm 2019.

Cùng việc cắt giảm thuế quan và thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ, RCEP có thể sẽ mang lại lợi ích cho các công ty Nhật Bản có cơ sở sản xuất tại các quốc gia tham gia hiệp định này.

Hồi tháng 11/2019, Ấn Độ tuyên bố sẽ không tham gia đàm phán RCEP do lo ngại việc mở cửa thị trường sẽ khiến thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc gia tăng. Không có sự góp mặt của Ấn Độ, 15 quốc gia còn lại tham gia đàm phán RCEP đã nhóm họp trực tuyến vào tháng 8/2020 và nhất trí tiếp tục nỗ lực để đưa New Delhi trở lại bàn đàm phán.

Tuy nhiên, các nước vẫn đang ưu tiên hơn việc thực hiện mục tiêu được đặt ra từ năm ngoái là ký RCEP vào cuối năm 2020.

Trong một tuyên bố chung, bộ trưởng của 15 quốc gia phụ trách các cuộc đàm phán thương mại cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến các nền kinh tế khu vực, RCEP có thể đóng một “vai trò quan trọng” trong việc phục hồi tăng trưởng.

Theo THX


Theo THX

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]