Phát biểu trước thềm cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính EU, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 6/10 cho biết thực trạng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tăng nhanh trên khắp châu Âu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện quỹ phục hồi kinh tế giai đoạn hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ euro (hơn 882 tỷ USD).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các nước châu Âu nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Phát biểu trước thềm cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính EU, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 6/10 cho biết thực trạng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tăng nhanh trên khắp châu Âu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện quỹ phục hồi kinh tế giai đoạn hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ euro (hơn 882 tỷ USD).

Các nước châu Âu nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 4/8/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Quỹ này đã được lãnh đạo các nước EU nhất trí để hỗ trợ các quốc gia thành viên khắc phục hậu quả dịch bệnh.

Hồi tháng Bảy vừa qua, các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận lịch sử về khoản hỗ trợ dành cho những nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 .

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân cũng như cách thức hoàn trả số tiền vay mượn này không được đề cập.

Bộ trưởng Scholz nhấn mạnh: “Sự gia tăng nhanh chóng của các ca mắc bệnh cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện kịp thời chương trình phục hồi đầy tham vọng của châu Âu và để đặt ra hướng đi phù hợp cho tương lai của châu Âu.”

Theo Bộ trưởng Scholz, khoản hỗ trợ phục hồi này sẽ giúp châu Âu vươn lên sau khủng hoảng một cách mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn, thân thiện với khí hậu hơn, số hóa nhiều hơn và đoàn kết hơn.

Italy - một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 - dự kiến sẽ ghi nhận mức thâm hụt ngân sách lớn trong năm nay, song có thể tăng trưởng mạnh mẽ trở lại vào năm 2021.

Nội các của Thủ tướng Giuseppe Conte ngày 6/10 đã thông qua báo cáo về triển vọng ngân sách, trong đó cho rằng mức thâm hụt ngân sách của Italy trong năm nay sẽ tương đương 10,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sẽ giảm xuống chỉ còn 7,0% vào năm tới.

Theo báo cáo trên, Italy sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,0% vào năm 2121, nhờ có gói viện trợ 200 tỷ euro của EU.

Chính phủ Italy đã công bố kế hoạch hiện đại hóa quy mô lớn để tạo nền móng vững chắc cho nền kinh tế sau nhiều năm tăng trưởng trì trệ, và thậm chí tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi cả nước phải phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 hồi đầu năm nay.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng ngày cũng cam kết sẽ phục hồi nước Anh và đưa quốc gia này thoát khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19 bằng việc xây dựng thêm nhiều ngôi nhà mới, cải thiện giáo dục, chống tội phạm và thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Ông tuyên bố chính phủ sẽ giảm chi phí tiền đặt cọc cho những người mua nhà nhằm thúc đẩy người dân sở hữu nhà riêng, đặc biệt là những người dưới 40 tuổi.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha Pablo Hernandez de Cos ngày 6/10 cảnh báo các biện pháp khắc nghiệt ngăn chặn sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 tại nước này trong thời gian gần đây có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn kịch bản xấu nhất mà ngân hàng này dự báo.

Cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 với hơn 32.000 ca tử vong và hơn 800.000 ca mắc bệnh, Tây Ban Nha đang đối mặt các diễn biến kinh tế tồi tệ nhất trong năm 2020, trong đó tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ suy giảm 10,5% đến 12,6%.

Ông Pablo Hernandez de Cos cũng kêu gọi chính phủ thực hiện cải cách cơ cấu trên thị trường lao động Tây Ban Nha để tăng năng suất lao động, đồng thời duy trì một số biện pháp kích thích tài chính trong ngắn hạn để vượt qua khủng hoảng.

Theo THX


Theo THX

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]