(Baothanhhoa.vn) - Chiều 3/1, Hội LHPN tỉnh tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2023. Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025). Đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Dân tộc tỉnh, Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh, dự.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Chiều 3/1, Hội LHPN tỉnh tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2023. Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025). Đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Dân tộc tỉnh, Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh, dự.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Các đại biểu dự hội nghị

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Đồng chí Bùi Thị Mai Hoan, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị

Thực hiện Dự án 8, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã triển khai tại 96 xã, 318 thôn đặc biệt khó khăn ở 12 huyện, thị xã, gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Triệu Sơn, thị xã Nghi Sơn. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo xây dựng 3 mô hình điểm của tỉnh, gồm: “Tổ truyền thông cộng đồng” tại thôn Giỏi, xã Vân Am (Ngọc Lặc); “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” tại xã Trung Tiến (Quan Sơn); Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại bản Lát, xã Tam Chung (Mường Lát) và mô hình “Địa chỉ tin cậy” xã Thanh Sơn (Như Xuân) là đơn vị điểm chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Từ những mô hình nòng cốt này, đến nay, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo ra mắt 250 “Tổ truyền thông cộng đồng”, 38 “Địa chỉ tin cậy”, 38 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho 150 mô hình (loa, giường, tủ, dụng cụ sinh hoạt...) với số tiền gần 600 triệu đồng; tổ chức 107 hội nghị đối thoại chính sách; 3.700 trẻ em dân tộc thiểu số được tập huấn, tiếp cận thông tin; gần 200 cán bộ nữ dân tộc thiểu số được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng; 854 cán bộ tham gia hoạt động tập huấn về lồng ghép giới...

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Đại biểu các đơn vị thực hiện Dự án 8 dự hội nghị

Các hoạt động trên đã góp phần thực hiện nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch Trung ương giao. Cụ thể có 2/11 chỉ tiêu đã hoàn thành (46/30 địa chỉ tin cậy đạt tỷ lệ 153%; 150/50 cán bộ nữ lãnh đạo quản lý được nâng cao năng lực, đạt tỷ lệ 300%); 3/11 chỉ tiêu đạt tỷ lệ từ 50% trở lên (245/264 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập đạt tỷ lệ 93%; 89/130 cuộc đối thoại chính sách đạt tỷ lệ 68%); 17/47 lớp tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ thôn, bản đạt tỷ lệ 36%)...

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Toàn cảnh hội nghị

Có thể nói, sau 2 năm thực hiện Dự án 8, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã chủ động, nỗ lực thực hiện các hoạt động sát yêu cầu định hướng nội dung của Dự án. Công tác tuyên truyền và phối hợp triển khai các hoạt động được thực hiện chặt chẽ, kịp thời, phù hợp với đối tượng. Các mô hình, hoạt động của dự án đã góp phần nâng cao nhận thức thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới trong người dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kết, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Các hoạt động của dự án được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Đại diện các mô hình của Dự án 8 một số đơn vị phát biểu

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích những kết quả đạt được, chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế khách quan và chủ quan, đồng thời bàn sâu các giải pháp trọng tâm thực hiện Dự án 8 tiếp tục đạt hiệu quả trong giai đoạn tới.

Trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, làm tốt công tác phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền, biểu dương cách làm hay, mô hình điển hình, tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện Chương trình. Nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, các hoạt động đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng những chính sách, giải pháp hiệu quả để hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế; Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện...

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số - nhìn từ Dự án 8

Nhân dịp này, Hội LHPN tỉnh tặng quà lưu niệm cho các mô hình của dự án: “Tổ truyền thông tại cộng đồng”; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi“;”Địa chỉ tin cậy".

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]