(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các mô hình phòng, chống tội phạm từ cơ sở trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ), góp phần giảm tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả các mô hình phòng, chống tội phạm từ cơ sở

Phát huy hiệu quả các mô hình phòng, chống tội phạm từ cơ sở

Lễ ra mắt mô hình “Xứ đạo bình yên - gia đình hạnh phúc” tại giáo xứ Phúc Lãng, xã Quảng Trường (Quảng Xương).

Những năm qua, các mô hình phòng, chống tội phạm từ cơ sở trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ), góp phần giảm tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội.

Mô hình “Xứ đạo bình yên – gia đình văn hóa” được triển khai tại huyện Nga Sơn từ năm 2013. Mục tiêu quan trọng nhất của mô hình này là phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc công giáo, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động bà con giáo dân cùng tham gia giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở. Để đạt mục tiêu này, cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng công an đã phân công cán bộ bám địa bàn, chủ động gặp gỡ, trao đổi với các chức sắc, chức việc công giáo; vận động từng hộ giáo dân ký cam kết thực hiện 8 nội dung đảm bảo ANTT, phòng chống tội phạm. Nhờ vậy, sau 6 năm triển khai mô hình, tình hình ANTT, an toàn xã hội ở các khu dân cư đã có những chuyển biến rõ rệt. Đến nay, mô hình “Xứ đạo bình yên - gia đình văn hóa” đã được triển khai ở 6 giáo xứ. Huyện cũng đang chỉ đạo để tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng mô hình, đồng thời triển khai nhân rộng ra các địa bàn dân cư ở 4 giáo xứ còn lại. Cùng với việc củng cố và nhân rộng mô hình “Xứ đạo bình yên – gia đình văn hóa”, Ban Chỉ đạo 138 huyện Nga Sơn cũng đang tập trung thực hiện các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ bảo vệ ANTT, tổ an ninh xã hội và các mô hình tự quản về ANTT trên địa bàn, góp phần giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ năm 2014 đến nay, Công an huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn xây dựng và ra mắt 8 mô hình “Dòng họ tự quản về ANTT” tại 5 xã như: Mô hình dòng họ Phạm ở làng Quang Thọ và dòng họ Lưu Vĩnh ở làng Quang Vinh, xã Quang Trung; mô hình dòng họ Phạm Văn, ở thôn Hồng Sơn, xã Thúy Sơn... Các mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở. Bên cạnh đó, lực lượng công an và ủy ban MTTQ các cấp đã phối hợp làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình hay, điển hình tiên tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại gia đình, cộng đồng dân cư để làm nền tảng vững chắc và tạo bước đột phá trong công tác bảo đảm ANTT và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Điển hình như các mô hình: “Tổ hòa giải” của ban công tác mặt trận thôn; “Tự quản về ANTT và trật tự an toàn giao thông” của hội cựu chiến binh; “Câu lạc bộ thanh niên tự quản”; “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”... Thông qua đó, hàng năm quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an hơn 100 nguồn tin có giá trị về ANTT. Nhờ đó, các vụ việc liên quan đến ANTT và những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân cơ bản đã được phát hiện và giải quyết dứt điểm, không để phát sinh “điểm nóng” và các mâu thuẫn kéo dài, góp phần phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tội phạm, giữ vững ổn định về ANTT trên địa bàn huyện.

Theo đại diện lãnh đạo Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ (Công an tỉnh), cho biết: Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động các mô hình phòng, chống tội phạm từ cơ sở. Hàng năm, các đơn vị phân loại, đánh giá hiệu quả mô hình trong công tác phòng, chống tội phạm. Từ vùng cao, biên giới đến địa bàn vùng thấp, các mô hình phòng, chống tội phạm được xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Nhờ đó, đã hỗ trợ lực lượng công an thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về ANTT, nhất là quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; triển khai các giải pháp ngăn chặn di cư tự do; tham gia giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu kiện xảy ra vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động 83 mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về ANTT. Trong đó, có 5 mô hình cấp tỉnh, 10 mô hình cấp huyện, 48 mô hình cấp xã; 20 mô hình trong địa bàn vùng giáo, vùng đồng bào dân tộc.

Với nhiều hoạt động hiệu quả, các mô hình trong phòng, chống tội phạm từ cơ sở ngày càng đi vào nền nếp, phát huy tác dụng, thúc đẩy phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển sâu rộng. Những năm tiếp theo, công tác xây dựng các mô hình phòng, chống tội phạm sẽ hướng tới mục tiêu tinh gọn - chất lượng - hoạt động hiệu quả phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]