(Baothanhhoa.vn) - Khi ánh nắng ban mai của mùa Xuân xuyên qua những cành hoa đào, hoa mai đang nhú lên những nụ hồng ấm áp giữa núi rừng biên cương xứ Thanh. Chúng tôi may mắn có dịp theo chân cán bộ, chiến sĩ các Đồn Biên phòng cùng với già làng bảo vệ cột mốc, hành quân trên những cung đường tuần tra biên giới để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới

Khi ánh nắng ban mai của mùa Xuân xuyên qua những cành hoa đào, hoa mai đang nhú lên những nụ hồng ấm áp giữa núi rừng biên cương xứ Thanh. Chúng tôi may mắn có dịp theo chân cán bộ, chiến sĩ các Đồn Biên phòng cùng với già làng bảo vệ cột mốc, hành quân trên những cung đường tuần tra biên giới để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới

CBCS Đồn Biên phòng Pù Nhi tuần tra bảo vệ biên giới.

Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã rậm rịch chuẩn bị tư trang, hành lý cho cuộc hành quân cùng cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Tam Chung (Mường Lát) đi tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Đích đến đầu tiên là Mốc Quốc giới 270, cột mốc đầu tiên trong hệ thống cột mốc đường biên giới tỉnh Thanh Hóa.Tham gia đội hình tuần tra cùng còn có anh Giàng A Chìa, người dân tộc Mông ở bản Ón, xã Tam Chung, người bảo vệ cột Mốc 270 gần 20 năm nay. Anh Chìa cho biết, trước đây để đến được Mốc G3, nay là Mốc 270, phải đi bộ hơn 20km qua bản Pọong và bản Ón. Những ai chưa quen đi đường rừng, vượt đèo, leo dốc sẽ thấy khá “sốc” khi bắt gặp những con dốc cao, nhiều đoạn dựng đứng, trơn trượt, được các chiến sỹ Biên phòng đặt tên khi đi tuần tra như: dốc Nháp (theo tiếng dân tộc Thái có nghĩa là Thử sức) là dốc cao đầu tiên trên cung đường này, hay dốc Chốt Hạ là dốc dựng đứng mà chân leo, tay bám mới lên được. Ngay cả những chiến sỹ nhiều năm kinh nghiệm “đi tuần tra mốc” như Trung tá quân nhân chuyên nghiệp Vi Xuân Thao thuộc tổ công tác bản Ón cũng không thể nào quên. Đến nay, nhờ có sự đầu tư của Nhà nước, đường tuần tra biên giới đã được bê tông hóa.

Đoàn chúng tôi đi xe máy khoảng hơn 20km, qua nhiều đoạn trơn trượt, phải xuống đẩy xe qua. Cuối hành trình phải đi bộ vượt con dốc cao khoảng 500m, chúng tôi đến được Mốc 270. Nằm ở độ cao 1.099m so với mực nước biển, Mốc 270 là mốc cỡ trung, được làm bằng đá hoa cương nguyên khối vững chắc, đây là điểm tiếp giáp với bản Cột Mốc, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Đứng ở điểm cao này, tầm nhìn thoáng đãng, một dải biên cương trùng trùng, điệp điệp, điểm bắt đầu của dãy cao nguyên Mộc Châu, ngắm nhìn đỉnh núi Pha Luông hùng vỹ đã đi vào thơ ca làm đắm say lòng người.

Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới

Quan sát mục tiêu.

Trung tá Phan Doãn Kiểu – Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Chung cho biết, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ 8 km đường biên giới, 4 cột mốc (từ Mốc 270 đến Mốc 273). Nếu tuần tra khép kín, kiểm tra hết 4 cột mốc phải đi từ 2 đến 3 ngày tùy vào điều kiện thời tiết, hành quân ròng rã trên các địa hình đồi núi cheo leo, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và nhiều hiểm nguy rình rập.

Rời Tam Chung, chúng tôi tham gia đội hình tuần tra song phương đường biên, cột mốc giữa Đồn Biên phòng Pù Nhi với Đại đội biên phòng 215 - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hủa Phăn (Lào). Theo kế hoạch, khi mặt trời vừa chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống cánh rừng biên giới, đội hình tuần tra của hai đơn vị đã có mặt tại khu vực cột Mốc 311 để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chung đã thống nhất trước đó. Cán bộ, chiến sĩ hai bên bắt tay nhau thân thiết như những người anh em đi xa lâu ngày gặp lại. Để thực hiện nhiệm vụ thắng lợi, cả hai đơn vị đã dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị, ngoài vũ khí trang bị, mỗi cán bộ, chiến sĩ còn mang theo lương thực, thực phẩm, thuốc men, thông tin liên lạc… Những bước chân đầu tiên trên đường tuần tra, khi lối mòn biên giới còn đủ rộng, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tổ chức hành quân theo hai hàng dọc. Nhưng càng đi sâu vào rừng già, đường mòn bị thu hẹp, gặp những con dốc dựng đứng, một bên là vực thẳm, suối sâu, một bên là vách núi cao hiểm trở, cộng những điểm sạt lở do mưa lũnên đường tuần tra càng khó khăn hơn. Đội tuần tra chung đã hợp lại làm một, không còn phân biệt cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị nào, những người đi sát nhau đều cố gắng hỗ trợ đồng đội, vượt qua những trở ngại của thiên nhiên.

Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới

Nghi lễ chào cột mốc được CBCS 2 đơn vị thực hiện trang trọng.

Vượt qua quãng đường dài, chúng tôi cũng đến được Mốc 312. Tới nơi, sau công tác phát quang các cành cây rậm rạp, quan sát, kiểm tra các dấu hiệu cột mốc biên giới, nghi lễ chào cột mốc – chủ quyền Tổ quốc, được chiến sỹ 2 đơn vị thực hiện một cách trang nghiêm. Giây phút ấy, mọi vất vả, mệt mỏi dường như tan biến, chỉ còn lại tình yêu và niềm tin mãnh liệt lấp lánh trong từng ánh mắt cương nghị của những người lính quân hàm xanh.

Tạm biệt cột mốc chủ quyền thiêng liêng, đội hình tiếp tục tuần tra theo hướng đã định. Khi đi lên đã khó, nhưng khi xuống dốc còn khó hơn gấp bội, các chiến sỹ vừa đi vừa phải hướng dẫn chúng tôi chú ý tránh những điểm nguy hiểm hoặc những con vắt rừng đang vươn vòi bám theo. Qua hết cánh rừng già, đứng trên đỉnh Pù Ngùa thuộc dãy núi Pù Nhi, một dải biên cương trùng trùng, điệp điệp ngút ngàn hiện ra trước mắt chúng tôi, một niềm vui bất tận, niềm tự hào, hạnh phúc được giao hòa giữa thiên nhiên hùng vỹ trào dâng trong tim mỗi người. Phút giải lao ngắn ngủi trên đường tuần tra, bên những câu chuyện đời thường là tiếng hát, tiếng cười làm cho không gian núi rừng ngày Xuân thêm rộn rã.

Trung tá Lê Minh Quang – Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Pù Nhi cho biết, đơn vị được giao quản lý, bảo vệ 23,351km đường biên giới, 8 mốc quốc giới, từ Mốc 305 đến Mốc 312 và 2 cọc dấu biên giới, trong đó có Mốc 307 nằm ở độ cao 1.807m so với mặt nước biển. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đơn vị thường xuyên xây dựng kế hoạch phối hợp với Đại đội biên phòng 215 - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hủa Phăn (Lào) tổ chức tuần tra song phương bảo vệ đường biên, cột mốc, kịp thời phát hiện những vụ việc vi phạm quy chế biên giới, duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên biên giới. Qua đó đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa 2 nước Việt Nam – Lào nói chung và giữa 2 đơn vị nói riêng.

Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới

CBCS Đồn BP Cửa khẩu quốc tế Na Mèo và cán bộ Đồn Công an cửa khẩu quốc tế Nậm Xôi (Lào) kiểm tra Mốc 327.

Tạm biệt những cánh hoa đào đá nở sớm trên đỉnh Pù Nhi, chúng tôi sang tuyến biên giới huyện Quan Sơn, đến với Mốc đại 327 trên cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, là mốc đôi nên Mốc 327 cắm về phía Việt Nam cách đường biên giới Việt Nam – Lào 72,5m, khuôn viên cột mốc khang trang sạch, đẹp. Trong những ngày đầu Xuân, du khách thập phương đi chợ phiên Na Mèo đều đến chụp ảnh lưu niệm bên cột mốc chủ quyền, ai cũng muốn lưu lại khoảnh khắc thiêng liêng, niềm tự hào sâu sắc. Thượng tá Hồ Ngọc Thu – Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Na Mèo cho biết, Mốc 327 là cột mốc đôi cỡ đại, cắm tại cửa khẩu Na Mèo (Việt Nam) và cửa khẩu Nậm Xôi (Lào). Trong những dịp lễ, tết của mỗi nước, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới của 2 bên đều cùng nhau tổ chức thực hiện nghi lễ chào cột mốc, bởi ai cũng hiểu rằng mỗi tấc đất biên cương là tài sản vô giá mà ông cha chúng ta đã dày công bảo vệ.

Đại tá Hoàng Văn Hùng – Phó chính ủy BĐBP Thanh Hóa cho biết, Thanh Hóa có đường biên giới chung với tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào, dài 213,6 km, có 88 cột mốc quốc giới, trên 92 vị trí mốc (trong đó có 2 mốc đôi và 1 mốc 3). Phía Tây Bắc tiếp giáp với tỉnh Sơn La, phía Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Nghệ An, nơi quần tụ sinh sống của hơn 15.000 hộ với trên 67.700 nhân khẩu, có 6 dân tộc gồm (Kinh, mường, dao, mông, khơ mú, thái) cùng sinh sống, thuộc 5 huyện Mường Lát; Quan Hóa; Quan Sơn; Lang Chánh và huyện Thường Xuân.Trong 3 năm qua, lực lượng chức năng, các tổ tự quản hai bên biên giới Việt – Lào đã tiến hành tuần tra song phương được 158 đợt với 3.600 lượt cán bộ tham gia. Nhân dân của các cặp bản kết nghĩa đã tổ chức tuần tra bảo vệ đường biên, phát quang cùng BĐBP được 390 đợt với 2.250 lượt cán bộ và nhân dân tham gia, qua đó đã góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mỗi nước.

Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới

Trên những nẻo đường tuần tra của BĐBP Thanh Hóa hôm nay, luôn có sự đồng hành ấm áp, thắm tình quân – dân của đồng bào các dân tộc, đó là nhờ phong trào tự quản đường biên, cột mốc. Thông qua công tác “dân vận khéo”, đồng bào các dân tộc đã nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ đường biên, mốc giới, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia… Để có được sự “chung tay” ấy có đóng góp rất lớn với vai trò “cầu nối” của các chiến sỹ quân hàm xanh. Bằng nhiều giải pháp, họ đã và đang hàng ngày vun đắp tình đoàn kết hữu nghị, trân quý, sự sẻ chia, thấu hiểu với đồng bào các dân tộc thiểu số ở hai bên biên giới. Với họ điều quan trọng nhất là phải tạo dựng được “biên giới lòng dân” vững chắc.

Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới

Một cung đường tuần tra biên giới.

Còn với chúng tôi, đã có cuộc hành trình nhiều ý nghĩa, với những cung đường tuần tra thắm đượm tình quân dân, những bản làng thân yêu nép mình trong màu xanh bất tận của núi rừng, nơi đó có những cột mốc “lòng dân” và những cột mốc chủ quyền thiêng liêng phân định lãnh thổ của Tổ quốc - Nơi có những con người đang hiến dâng cả tuổi thanh xuân, ngày đêm bảo vệ sự bình yên cho nhân dân, cùng nhân dân xây dựng biên cương hòa bình, hữu nghị, ngày thêm giầu đẹp.

Xuân Thủy

Tin liên quan:
  • Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới
    Đồn Biên phòng Quang Chiểu nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân vùng biên giới

    Với vai trò nòng cốt, chuyên trách bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, trong những năm qua, cùng với tăng cường tuần tra, kiểm soát, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Quang Chiểu (Mường Lát) đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó, thiết thực xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh biên giới ngày càng vững chắc.

  • Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới
    Vững vàng thế trận lòng dân nơi biên giới

    Hơn 3 năm qua, cứ mỗi tháng 2 lần, anh Lâu Văn Lâu, người dân tộc Mông ở bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát lại băng rừng, lội suối lên đỉnh núi Đá Đỏ, cao gần 2.000 mét so với mặt nước biển để thực hiện nhiệm vụ trông coi, bảo vệ cột mốc G8, nay là mốc 304, phân định ranh giới giữa xã Quang Chiểu với bản Phiềng Khạy, cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Đây cũng chính là cột mốc mà cha anh – già làng Lâu Văn Hự, năm nay 95 tuổi đã tình nguyện bảo vệ, chăm sóc như người thân của gia đình mình trong suốt hơn 30 năm qua.

  • Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới
    Mùa Thu trên những nẻo đường tuần tra

    Khi những tia nắng Thu vàng trải dài trên những thửa ruộng bậc thang vùng biên cương cực Tây của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi có dịp theo chân những người chiến sỹ Đồn biên phòng Pù Nhi, BĐBP Thanh Hóa tuần tra bảo vệ biên giới. Trong ánh nắng vàng của chiều Thu, miền biên viễn xứ Thanh như hút hồn du khách gần xa, làm đắm say lòng người.

  • Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới
    Giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới

    Nhờ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cùng sự đồng lòng của nhân dân, công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) khu vực biên giới của tỉnh đã có sự chuyển biến đáng ghi nhận. Số vụ vi phạm pháp luật, số người mắc tệ nạn xã hội, tình trạng phá rừng, di dịch cư tự do, truyền đạo trái phép có xu hướng giảm, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

  • Mùa Xuân trên những cung đường tuần tra biên giới
    Đồn Biên phòng Yên Khương bám địa bàn giữ vững an ninh biên giới

    Đồn Biên phòng Yên Khương được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 7 km đường biên giới, 3 mốc quốc giới tiếp giáp với nước bạn Lào; 13 thôn, bản thuộc địa bàn xã Yên Khương. Đây là một trong những địa bàn vùng xa và khó khăn nhất của huyện Lang Chánh, giao thông đi lại còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong nhiều năm qua, để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, bên cạnh việc phát huy tốt nội lực, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Yên Khương đã thường xuyên quan tâm đến công tác vận động quần chúng, không ngừng thắt chặt tình cảm gắn bó máu thịt quân dân, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn đóng quân.


Xuân Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]