(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL), việc tổ chức xét xử các vụ án lưu động tại nơi xảy ra vụ án được Tòa án Nhân dân (TAND) thị xã Bỉm Sơn hết sức chú trọng. Đây được coi là một cách để người dân tiếp cận với pháp luật thuận tiện, dễ hiểu và nhớ lâu, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xét xử lưu động: Đưa pháp luật tới gần dân hơn

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL), việc tổ chức xét xử các vụ án lưu động tại nơi xảy ra vụ án được Tòa án Nhân dân (TAND) thị xã Bỉm Sơn hết sức chú trọng. Đây được coi là một cách để người dân tiếp cận với pháp luật thuận tiện, dễ hiểu và nhớ lâu, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Xét xử lưu động: Đưa pháp luật tới gần dân hơn

Một trong những phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án Nhân dân thị xã Bỉm Sơn.

Sáng 27-6-2019, tại Nhà văn hóa khu phố 6, phường Phú Sơn, TAND thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức xét xử lưu động công khai, sơ thẩm hai vụ án hình sự về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Vụ án thứ nhất xét xử bị cáo Nguyễn Phúc L., sinh năm 1992, trú tại khu phố 11, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn. Theo cáo trạng, vào khoảng 5 giờ 30 phút ngày 25-4-2019, Nguyễn Phúc L. đi vào thị trấn Hà Trung (Hà Trung) mua 2 gói ma túy với giá 300.000 đồng; khi về đến Quốc lộ 1A thuộc địa phận khu phố 5, phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã bị lực lượng công an thị xã Bỉm Sơn phát hiện và bắt giữ. Kết quả giám định cho thấy 2 gói ma túy có trọng lượng 0,399 gam là loại heroin được Nguyễn Phúc L. mua nhằm mục đích để sử dụng.

Vụ án thứ hai, xét xử bị cáo Hán Văn T., sinh năm 1982, trú tại thôn Chuế Cầu, xã Hà Lâm (Hà Trung). Theo cáo trạng, khoảng 7 giờ 30 phút ngày 20-4-2019, tại đường Trần Phú, khu phố 5, phường Ba Đình, tổ công tác của Công an thị xã Bỉm Sơn đã phát hiện đối tượng Hán Văn T. có dấu hiệu nghi vấn, kiểm tra trên người đối tượng, tổ công tác phát hiện, thu giữ 1 gói chất bột màu trắng, qua giám định, đó là ma túy loại heroin có trọng lượng 0,172 gam. Được biết, T. từng bị TAND TP Vinh, tỉnh Nghệ An xét xử về tội danh “Tàng trữ trái phép chất ma túy” vào năm 2016 và được miễn trách nhiệm hình sự.

Sau quá trình xét xử, trên cơ sở xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của từng bị cáo, hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Phúc L. 18 tháng tù, Hán Văn T. 15 tháng tù cùng về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Trên là 2 trong rất nhiều vụ án hình sự mà TAND thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức xét xử lưu động trong những năm qua. Theo lãnh đạo TAND thị xã Bỉm Sơn, để nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân, cùng với công tác TTPBPL việc tổ chức xét xử các vụ án lưu động tại các cơ sở nơi xảy ra vụ án được tòa án hết sức chú trọng, coi đây là một kênh thông tin để người dân tiếp cận với pháp luật một cách thuận tiện, dễ hiểu và nhớ lâu nhất. Chính vì lẽ đó, để có một phiên tòa xét xử lưu động đạt hiệu quả, chất lượng, tòa phải lựa chọn những vụ án điển hình, tập trung vào các loại tội phạm đang có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân, như: Mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; trộm cắp tài sản; vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; cố ý gây thương tích; mua bán người... Từ đó, xây dựng kế hoạch, đấu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương để chuẩn bị cho phiên tòa lưu động được diễn ra chu đáo, đạt chất lượng tốt nhất. Năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, TAND thị xã Bỉm Sơn đã thụ lý 532 vụ, việc các loại, đã giải quyết 468 vụ, việc; trong đó ngành công an, viện kiểm sát và tòa án đã phối hợp, chọn lựa được 5 vụ án trọng điểm, tổ chức xét xử lưu động tại địa bàn dân cư nơi bị cáo cư trú hoặc nơi xảy ra tội phạm để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân.

Nhấn mạnh về những phiên tòa xét xử lưu động, lãnh đạo TAND thị xã Bỉm Sơn cho biết: Những phiên xét xử tại hội trường tòa án thường diễn ra trong sự vắng vẻ, còn những phiên tòa xét xử lưu động tại các địa phương nơi bị cáo cư trú có rất nhiều người dân tham dự. Bởi, trước khi tổ chức phiên tòa lưu động thường được thông báo rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh để người dân biết ngày, giờ xét xử, sắp xếp công việc tham dự phiên tòa. Khi tham dự phiên tòa, người dân được nghe những phân tích, đánh giá, đấu tranh của kiểm sát viên và hội đồng xét xử về những hành vi nguy hiểm, thủ đoạn của tội phạm. Nhờ đó, người dân hiểu thêm nhiều kiến thức pháp luật và biết cách răn dạy con em, thành viên trong gia đình không vi phạm pháp luật, đồng thời chủ động hơn trong việc tố giác tội phạm, cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho cơ quan công an nhằm đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.

Có thể nói, thực hiện công tác xét xử lưu động không chỉ phát huy hiệu quả TTPBPL, mà còn góp phần răn đe các đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật, đồng thời giúp nhân dân nhận thức được sự nghiêm minh của pháp luật để cảnh báo, giáo dục con em không vi phạm pháp luật, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Bài và ảnh: Tô Dung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]