(Baothanhhoa.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó nâng mức xử phạt đối với hành vi phá rừng trái pháp luật.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phạt đến 200 triệu đồng với hành vi phá rừng trái pháp luật

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó nâng mức xử phạt đối với hành vi phá rừng trái pháp luật.

Phạt đến 200 triệu đồng với hành vi phá rừng trái pháp luật

Ảnh minh họa.

Cụ thể, phá rừng trái pháp luật được hiểu là hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích nào (trừ hành vi quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2019) mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, mức xử phạt được quy định cụ thể tại Điều 20 Nghị định 35/2019 là:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000m2; rừng sản xuất có diện tích dưới 500m2; rừng phòng hộ có diện tích dưới 300m2; rừng đặc dụng có diện tích dưới 100m2; thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2; rừng sản xuất có diện tích từ 500m2 đến dưới 1.000m2; rừng phòng hộ có diện tích từ 300m2 đến dưới 600m2; rừng đặc dụng có diện tích từ 100m2 đến dưới 200m2; thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích...

- Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 27.000m2 đến dưới 30.000m2; rừng sản xuất có diện tích từ 4.500m2 đến dưới 5.000m2; rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700m2 đến dưới 3.000m2; rừng đặc dụng có diện tích từ 900m2 đến dưới 1.000m2.

Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi phá rừng trái pháp luật có thể lên đến 200 triệu đồng (hiện hành mức phạt tiền cao nhất là 50 triệu đồng). Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường,... do hành vi vi phạm gây ra.

Nghị định 35/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10-6-2019, thay thế Nghị định 157/2013/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định 41/2017/NĐ-CP.

Tòa soạn Báo Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]