(Baothanhhoa.vn) - Như Xuân có địa giới hành chính rộng, giáp ranh với tỉnh Nghệ An và các huyện Như Thanh, Thường Xuân, có đường Hồ Chí Minh chạy qua, dễ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội (TNXH). Xác định đấu tranh phòng, chống tội phạm và TNXH trong tình hình mới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huyện đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

Huyện Như Xuân đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy Công an huyện Như Xuân triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.

Như Xuân có địa giới hành chính rộng, giáp ranh với tỉnh Nghệ An và các huyện Như Thanh, Thường Xuân, có đường Hồ Chí Minh chạy qua, dễ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội (TNXH). Xác định đấu tranh phòng, chống tội phạm và TNXH trong tình hình mới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huyện đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện.

Cùng với tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, thông báo của Chính phủ về phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, huyện Như Xuân ban hành các kế hoạch để thực hiện, trong đó tập trung tuyên truyền, giáo dục để nhân dân chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống, đẩy lùi các loại tội phạm và TNXH. Phát huy vai trò của bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, xóm, người có uy tín trong dòng họ, già làng, trưởng bản, người tiêu biểu trong xã, thị trấn nhằm hình thành một mạng lưới tuyên truyền rộng khắp đến mọi nhà, mọi người. Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục theo chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng vùng, miền. Bên cạnh đó huyện tổ chức các cuộc thi về chủ đề phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân viên, học sinh, hội viên các tổ chức xã hội, các đoàn thể và toàn dân. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền trực tiếp trong các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, trường học và trong nhân dân; mở các đợt cao điểm phát hiện, tố giác tội phạm về ma túy. Với các đối tượng có quá khứ vi phạm và phạm tội liên quan đến ma túy; học sinh, thanh, thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật thì tổ chức tuyên truyền, vận động cá biệt. Mặt khác huyện thường xuyên kiện toàn, nâng cao năng lực cho ban chỉ đạo an ninh trật tự xã, thôn; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, năng lực chuyên môn, xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên truyền viên nòng cốt ở cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện tại các xã, thị trấn...

Thực hiện Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2019, huyện Như Xuân đã lắp đặt 8 biển báo các loại; dựng 42 pa-nô, áp-phích tại các điểm công cộng tập trung đông dân cư và các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy ở 18 xã, thị trấn và khu trung tâm huyện. Với vai trò nòng cốt, Công an huyện đã chủ động nắm tình hình tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống ma túy. Phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về hậu quả, tác hại của ma túy; phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy cho đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở và quần chúng nhân dân, nhất là học sinh bậc THCS, THPT nhằm chủ động phòng ngừa. Nhân rộng hình thức cá nhân tuyên truyền ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện phát triển của tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm; thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ và nội dung tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; tích cực thực hiện các biện pháp rà soát, thống kê danh sách, lập hồ sơ quản lý người nghiện; phát hiện, lập hồ sơ xử lý hành chính, giáo dục đối tượng tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 30-9-2013 của Chính phủ. Vận động quần chúng nhân dân và người nghiện thực hiện việc cai nghiện tự nguyện, qua đó góp phần “chặn cầu” để “giảm cung” ma túy trên địa bàn. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành lập các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng; tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ về tư vấn điều trị nghiện; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện; tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện...

Công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS đã được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục giữa các cấp, các ngành đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Tính đến hết tháng 9 huyện Như Xuân còn 99 người nghiện có hồ sơ quản lý (giảm 39 người so với năm 2016). Trong năm, các đơn vị chức năng đã lập hồ sơ đưa 15 người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đối với 16 người sau cai nghiện trở về địa bàn và 28 người đang được giáo dục tại gia đình, cộng đồng, huyện phát động phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện, không phân biệt đối xử, tránh kỳ thị để từng bước kéo giảm tệ nạn ma túy, góp phần làm trong sạch địa bàn, ổn định trật tự an toàn xã hội.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]