(Baothanhhoa.vn) - Hòa giải, đối thoại (HGĐT) trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại tòa án nhân dân (TAND) các cấp là phương thức hiệu quả, bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự. Do đó, việc thành lập 6 trung tâm HGĐT tại TAND hai cấp trong tỉnh kể từ tháng 11-2018 đến nay đã đem lại những kết quả khả quan bước đầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hòa giải, đối thoại tại tòa án – hướng giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính

Hòa giải, đối thoại tại tòa án – hướng giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính

Hội nghị sơ kết thí điểm về đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính.

Hòa giải, đối thoại (HGĐT) trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại tòa án nhân dân (TAND) các cấp là phương thức hiệu quả, bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự. Do đó, việc thành lập 6 trung tâm HGĐT tại TAND hai cấp trong tỉnh kể từ tháng 11-2018 đến nay đã đem lại những kết quả khả quan bước đầu.

Những năm gần đây, các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính vẫn không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với quy mô tăng dân số và phát triển của kinh tế - xã hội. Cùng với đó, số lượng các vụ việc mà TAND hai cấp phải thụ lý, giải quyết tăng nhiều so với các năm trước, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp. Trong đó, các tranh chấp dân sự chủ yếu về đất đai, hợp đồng mua bán tài sản, chia tài sản, hôn nhân gia đình; khiếu kiện bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư... chiếm tỷ lệ cao. Trước yêu cầu về việc giải quyết các tranh chấp nói trên, thực hiện kế hoạch của TAND tối cao, tỉnh ta đã triển khai thực hiện thí điểm về đổi mới, tăng cường HGĐT trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TAND. Theo đó, 6 trung tâm HGĐT tại TAND tỉnh và 5 TAND cấp huyện, gồm: TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương và Tĩnh Gia đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Các đơn vị đã rà soát, lựa chọn, chỉ định 22 đối thoại viên, hòa giải viên. Mỗi tòa án phân công một đồng chí lãnh đạo làm giám đốc trung tâm HGĐT theo quy định.

Đến nay, hoạt động của các trung tâm đã đi vào ổn định, bước đầu đạt được những kết quả khả quan khi tỷ lệ HGĐT thành đạt 58%, khẳng định bước đi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Cụ thể, theo số liệu thống kê của TAND tỉnh, từ ngày 15-11-2018 đến 15-3-2019, các trung tâm HGĐT đã tiếp nhận 593 vụ việc; đưa ra HGĐT 510 vụ việc (đạt 86%); kết quả, HGĐT thành 298 vụ việc (đạt 58%). Một số trung tâm có số vụ HGĐT thành cao như: TP Thanh Hóa, các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa.

Sau khi được thành lập, trung tâm HGĐT tại TAND huyện Hoằng Hóa có 5 người, trong đó, 1 giám đốc trung tâm (là phó chánh án TAND huyện), 3 hòa giải viên, đối thoại viên (nguyên là chánh án, thẩm phán TAND huyện, nguyên ủy viên Ủy ban MTTQ huyện) và 2 thư ký. Tính đến ngày 15-3-2019, trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết 121 vụ việc, tỷ lệ các vụ việc HGĐT thành đạt 55%. Trong số đó, có 8 vụ về hôn nhân gia đình được hòa giải đoàn tụ thành, 54 vụ thuận tình ly hôn; 4 trường hợp về tranh chấp dân sự và 1 vụ việc về kinh doanh thương mại được HGĐT thành.

Là người có kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong ngành tòa án, ông Nguyễn Thanh Bình, hòa giải viên, đối thoại viên của trung tâm HGĐT tại TAND huyện Hoằng Hóa, chia sẻ: Công tác HGĐT là một trong những nhiệm vụ rất khó khăn, bởi hầu hết, khi đã phải viết đơn khởi kiện ra tòa, các mối quan hệ, tranh chấp đều đang ở mức rất căng thẳng, phức tạp. Do đó, các hòa giải viên, đối thoại viên phải nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh, nhân thân của từng đương sự để có những phân tích đúng, trúng tâm lý. Trong số những tranh chấp được hòa giải, nhiều vụ tranh chấp về đất đai kéo dài nhiều năm, chính quyền địa phương không giải quyết được, nội bộ gia đình mất đoàn kết nhưng sau khi được hòa giải viên phân tích dần bớt căng thẳng, chủ động thỏa thuận phân chia đất thừa kế. Đặc biệt, đối với những vụ án hôn nhân gia đình, chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian, công sức để gặp gỡ, phân tích và chia sẻ với đương sự. Có những vụ việc tưởng chừng như không thể hòa giải bởi mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm, nhưng bằng tâm huyết, trách nhiệm, chúng tôi vẫn cố gắng kiên trì lắng nghe và tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn cho cả hai phía, giúp họ hóa giải mâu thuẫn, hiểu lầm và quay lại đoàn tụ.

Đồng chí Lường Thị Hoa, Phó Chánh án TAND huyện Hoằng Hóa kiêm giám đốc trung tâm, nhận định: Hoạt động HGĐT là phương thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp khi không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự, Nhà nước và xã hội. Cách làm này cũng góp phần giữ gìn hòa khí, giảm căng thẳng giữa các bên, tạo sự đồng thuận và xây dựng khối đoàn kết trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn ổn định trật tự xã hội. Đây cũng là một trong các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, giảm áp lực cho tòa án các cấp trong điều kiện hiện nay khi số lượng án phải thụ lý ngày càng tăng, trong khi biên chế giảm.

Đổi mới, tăng cường HGĐT trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong xã hội. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội các địa phương trong tỉnh cần quan tâm phối hợp với TAND hai cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân được biết mục đích, nội dung hoạt động của các trung tâm HGĐT, từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các hòa giải viên, đối thoại viên và các đương sự, góp phần nâng cao chất lượng công tác hòa giải, giảm tải án cho tòa án, chi phí, công sức cho người dân, góp phần hòa giải những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận và xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân.

Việt Hương


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]