(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, huyện Như Thanh luôn chú trọng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Như Thanh

Những năm gần đây, huyện Như Thanh luôn chú trọng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn...

Đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Như Thanh

Hội nghị quán triệt triển khai các văn bản luật tại Trung tâm Hội nghị huyện Như Thanh.

Theo nhận định của Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện Như Thanh, thời gian gần đây, tình hình an ninh nông thôn ở địa bàn tuy có sự ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, khó lường; tội phạm xâm phạm trật tự xã hội có xu hướng tăng về số vụ, tính chất ngày càng manh động và có xu hướng trẻ hóa về đối tượng phạm tội; tình hình vi phạm an toàn giao thông đường bộ, nạn “tín dụng đen” len lỏi sâu về khu vực nông thôn; phạm pháp hình sự, tàng trữ trái phép chất ma túy diễn biến phức tạp; tình trạng khai thác cát, đất san lấp trái phép còn xảy ra và có xu hướng gia tăng; khiếu nại, tố cáo còn xảy ra thường xuyên...

Trước thực tế nói trên, Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, sử dụng linh hoạt nhiều hình thức, phương pháp PBGDPL; chú trọng kết hợp giữa PBGDPL với giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hòa giải, xử lý vi phạm pháp luật trong từng vụ việc cụ thể.

Bám sát chỉ đạo từ cấp trên, hàng năm, Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện Như Thanh luôn kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện công tác PBGDPL có hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn, tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL. Hiện nay, toàn huyện có 10 báo cáo viên cấp huyện (trong đó 9 người có trình độ chuyên môn luật), 269 tuyên truyền viên cấp xã, 165 tổ hòa giải với 1.188 hòa giải viên. Ngoài ra, ở 5 xã miền núi có nhiều đồng bào dân tộc đã thành lập được đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật đặc thù với 95 người để tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số (xã Thanh Kỳ 20 người, xã Cán Khê 25 người, xã Xuân Thái 16 người...).

9 tháng năm 2020, Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện đã chỉ đạo các thành viên, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức được 16 lớp tập huấn, tuyên truyền PBGDPL với 1.780 lượt người tham gia. Nội dung tập huấn, tuyên truyền PBGDPL liên quan đến các vấn đề, như: Tập trung chỉ đạo tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia 2019 và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật Lâm nghiệp; Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật...

Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện cũng thường xuyên phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến các vấn đề: bồi dưỡng kỹ năng về hòa giải ở cơ sở, các quy định về dân sự, đất đai, môi trường, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, tố cáo, phòng chống tham nhũng, một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho công chức trực tại bộ phận giao dịch một cửa cấp huyện về thủ tục hành chính; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho trưởng các thôn, bản, tiểu khu... Bên cạnh các hình thức tuyên truyền nói trên, Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện còn quan tâm đổi mới, đa dạng hóa thêm nhiều hình thức đưa pháp luật vào cuộc sống, như: Biên soạn, cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật; xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; thông qua hệ thống đài truyền thanh huyện, loa truyền thanh cơ sở, trang thông tin điện tử huyện; thông qua các hội thi...

Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Như Thanh cho biết: Thời gian qua, việc tuyên truyền PBGDPL còn được lồng ghép thông qua các mô hình như: Mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em, câu lạc bộ (CLB) phụ nữ với pháp luật, CLB phòng chống bạo lực gia đình. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng, duy trì hoạt động có hiệu quả 5 CLB phụ nữ với pháp luật gồm 265 thành viên, 7 mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em với 355 thành viên, 16 CLB phòng, chống bạo lực gia đình với 830 thành viên. Những mô hình và CLB nói trên đã và đang phát huy vai trò tích cực trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Hiện toàn huyện Như Thanh có 165 tổ hòa giải với 1.188 hòa giải viên. Trong năm 2019 và 9 tháng năm 2020, các hòa giải viên ở huyện đã tiến hành hòa giải 43 vụ việc (trong đó hòa giải thành 35 vụ việc đạt 81%).

Nhờ chú trọng đổi mới, đa dạng hóa hình thức đưa pháp luật vào cuộc sống, tình hình nhận thức, hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn huyện Như Thanh ngày càng được nâng lên rõ rệt. Minh chứng rõ ràng nhất là đến hết tháng 8-2020, toàn huyện đã công nhận 11/14 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tại UBND huyện, các xã trên địa bàn đều có tủ sách pháp luật và đã xây dựng được quy chế quản lý, khai thác có hiệu quả...

Bài và ảnh: Tiến Đông


Bài Và Ảnh: Tiến Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]