(Baothanhhoa.vn) - Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng facebook và YouTube cao nhất thế giới. Không thể phủ nhận những tiện ích của truyền thông xã hội mang lại, tuy nhiên cũng như các quốc gia trên toàn cầu, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức từ tác động tiêu cực, khó kiểm soát từ mạng xã hội, đó là vấn nạn tin giả, thông tin xấu độc, sai trái thù địch gây bất ổn chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đấu tranh với nạn tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội: Tin giả, hiểm họa thật

Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng facebook và YouTube cao nhất thế giới. Không thể phủ nhận những tiện ích của truyền thông xã hội mang lại, tuy nhiên cũng như các quốc gia trên toàn cầu, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức từ tác động tiêu cực, khó kiểm soát từ mạng xã hội, đó là vấn nạn tin giả, thông tin xấu độc, sai trái thù địch gây bất ổn chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đấu tranh với nạn tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội: Tin giả, hiểm họa thật

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa thi hành lệnh bắt đối tượng Phạm Văn Điệp ở phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) về hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ảnh: Đình Hợp

Trong lúc tình hình thiên tai lũ lụt diễn biến phức tạp tại một số địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa, vào lúc 20h10 ngày 30-8-2018, tài khoản facebook mang tên Tùng Cơ Cực (huyện Quan Hóa) và tài khoản mang tên Tóc Hải Nguyễn (huyện Cẩm Thủy) đã đăng tải thông tin “vỡ đập thủy điện Trung Sơn”, Thanh Hóa. Thông tin trên đã nhanh chóng thu hút nhiều lượt like, bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, nhất là đối với những hộ dân sinh sống ở khu vực xung quanh sông Mã và đập thủy điện Trung Sơn. Xác minh thông tin trên, các cơ quan chức năng của tỉnh đã khẳng định: Việc Công ty TNHH Thủy điện Trung Sơn tiến hành xả lũ vào thời gian này là theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa, đã được thông báo trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Do vậy, thông tin vỡ đập trên mạng facebook là hoàn toàn sai sự thật và bịa đặt. Công an huyện Quan Hóa đã sử dụng loa phóng thanh gắn trên phương tiện giao thông tuyên truyền lưu động cho nhân dân địa phương biết, ổn định tình hình. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan báo, đài địa phương đăng tải thông tin chính thống; đồng thời các lực lượng chức năng đã có thông tin phản bác trên mạng xã hội để tuyên truyền cho nhân dân biết không có việc vỡ đập, đây là thông tin thất thiệt. Tại cơ quan công an, các chủ tài khoản facebook khai nhận do nhận thức, hiểu biết kém nên đã bịa chuyện để đăng tin thất thiệt nhằm câu like, câu view thu hút lượt người xem bán hàng online.

Theo thống kê của Công an tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2017 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố hình sự 7 đối tượng, xử phạt hành chính 88 vụ liên quan đến an ninh mạng với số tiền hơn 179 triệu đồng. Điển hình là các vụ án: Nguyễn Danh Dũng (sinh năm 1987, ở thị trấn Tào Xuyên, TP Thanh Hóa); Nguyễn Duy Sơn (sinh năm 1981, ở phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn) bị khởi tố, bắt giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Bộ luật Hình sự. Nguyễn Văn Quang (sinh năm 1987, trú ở huyện Hoằng Hóa), Phạm Văn Điệp (ở phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn) bị khởi tố, bắt giam về hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nguyễn Văn Tráng (sinh năm 1991, quê ở xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc) là thành viên Hội anh em dân chủ do đối tượng Nguyễn Văn Đài sáng lập, được sự hậu thuẫn của tổ chức phản động Việt Tân, bị khởi tố, ra quyết định truy nã về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Theo điều tra của cơ quan công an, các đối tượng trên cùng có chung một điểm là lợi dụng mạng xã hội để đăng tải các thông tin sai lệch, chống đối gây bất ổn tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, gây hoang mang tư tưởng, dư luận nhân dân. Như trong vụ án Nguyễn Danh Dũng - quản trị kênh YouTube Thiên An TV, thủ đoạn của đối tượng là lợi dụng sự kiện nóng, “hot” như: Tình hình ô nhiễm môi trường biển miền Trung, vụ việc Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài,... để sử dụng các thông tin, hình ảnh, video clip trên các trang lề trái, copy, chỉnh sửa biên tập, viết lời bình, chèn logo Thiên An TV, ảnh đại diện, điều chỉnh giọng điệu, thay đổi các tiêu đề nội dung xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Mục đích của đối tượng là tạo dựng các video clip xúc phạm, bôi nhọ hình ảnh, uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa và lực lượng công an nhằm tạo độ “hot”, câu like, câu view để kiếm tiền trên mạng. Qua điều tra của cơ quan công an cho thấy cho đến khi bị bắt, đối tượng đã có hành vi biên tập, dựng, phát tán trên kênh YouTube Thiên An TV hơn 700 video clip có nội dung xuyên tạc, phản động.

Trong vụ án Nguyễn Văn Quang, theo điều tra của cơ quan công an cho biết, lợi dụng Kỳ họp thứ 5 năm 2018 của Quốc hội thông qua dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng, các đối tượng thù địch đã sử dụng mạng xã hội đăng tin, bài xuyên tạc tình hình, kích động kêu gọi quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình phản đối các dự thảo luật. Qua nắm tình hình trên mạng, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện đối tượng Nguyễn Văn Quang đã đăng tải trên facebook cá nhân có tài khoản “Quang Nguyen Van” nhiều bài viết, thông tin, hình ảnh có nội dung kêu gọi, kích động công nhân tham gia đình công, biểu tình trái pháp luật. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Quang, đồng thời khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Văn Quang về tội làm, tàng trữ, tuyên truyền thông tin nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Trong văn bản trả lời ý kiến cử tri mới đây phản ánh về tình trạng thông tin xấu độc, sai lệch trên mạng xã hội gây hoang mang cho người dân, đề nghị cơ quan quản lý cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa mạng thông tin, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết các thông tin tiêu cực như thông tin sai lệch, xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân, thông tin phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, kêu gọi kích động biểu tình, chống phá Nhà nước... chủ yếu xuất hiện ở trang tin không rõ nguồn gốc, trên các mạng xã hội nước ngoài như YouTube và facebook do các thế lực thù địch, các cá nhân bất đồng chính kiến lập nên nhằm mục đích tung tin giả, gây nhiễu loạn thông tin, gây mất ốn định xã hội. Qua theo dõi của Bộ Thông tin và Truyền thông, các video clip có nội dung phản động, xấu độc, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam hầu hết nằm trong số 130.000 kênh do YouTube trực tiếp quản lý. Trong đó, đáng chú ý có khoảng 80 kênh phản động chuyên nghiệp, thường xuyên đăng tải thông tin, tuyên truyền chống phá Nhà nước như Việt Tân, Tiếng Dân, Đệ tam Cộng Hòa, Chân trời mới... Ngoài ra, còn có các kênh thường xuyên đăng tải những nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục, bạo lực, nội dung ảnh hưởng xấu đến trẻ em, điển hình như: Kênh YouTube Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền...

Trước đây, các trang mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam gần như chưa bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam dẫn đến tình trạng việc theo dõi, xử lý các thông tin vi phạm còn gặp khó khăn do có sự khác biệt về môi trường pháp lý. Tuy nhiên, sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26-12-2016 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, đã tạo cơ sở pháp lý để yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin qua biên giới phải có trách nhiệm phối hợp, gỡ bỏ thông tin vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Từ năm 2017 đến tháng 8-2019, thực hiện yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, facebook đã gỡ bỏ khoảng 70% thông tin xấu độc; Google (chủ sở hữu YouTube) đã phối hợp và thực hiện ngăn chặn và gỡ bỏ 7.478 video clip vi phạm trên YouTube, gỡ bỏ 18/62 kênh YouTube, gỡ bỏ 108/111 game, trong đó có 104 game bài và 1 game có tên “Lấy lại quê hương” có nội dung phản động, chống phá Nhà nước Việt Nam và các game không phép trên Google Play.

Việc gia tăng nạn tin giả, thông tin vu khống, bịa đặt, sai trái thù địch,... đang trở nên đáng báo động. Ngoài nguyên nhân do một bộ phận người dùng nhận thức non kém khi tham gia mạng xã hội đã tin theo những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng, thậm chí vô tư phát tán, truyền thông tin sai trái trên môi trường mạng cho bạn bè và các kết nối khác trên mạng xã hội, bên cạnh đó có những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn chế độ và thế lực thù địch đã khai thác, lợi dụng triệt để những ưu việt của mạng xã hội và những kẽ hở trong quản lý Nhà nước về internet tập trung thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý để làm suy giảm lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, chống phá nền tảng tư tưởng Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động tuần hành, biểu tình, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị của đất nước.

Trước những thách thức về vấn nạn tin giả, thông tin xấu độc và sai trái, thù địch, Việt Nam cũng như các quốc gia trên toàn cầu đang quyết liệt xây dựng những hàng rào để bảo vệ. Đến nay, có 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng. Điển hình là tháng 9-2018, Mỹ đã công bố chiến lược an ninh mạng, trong đó xác định mối đe dọa về an ninh mạng là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia; tuyên bố sẵn sàng đáp trả bằng các biện pháp quân sự nếu an ninh mạng quốc gia bị đe dọa, tấn công. Tháng 12-2018, Ô-xtrây-li-a ban hành Luật An ninh mạng, ngoài việc nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh mạng, luật này còn cho phép cơ quan chức năng được truy cập vào các dữ liệu được mã hóa của các nhà mạng. Đức đã thông qua luật về quản lý mạng xã hội (NetzDG), theo đó, những dịch vụ mạng xã hội nếu để xảy ra tình trạng người dùng lăng mạ, gây thù oán hay phát tán các tin tức giả mạo sẽ đối mặt với án phạt nặng có thể lên tới 50 triệu Euro. Luật An ninh mạng của Thái Lan quy định đối tượng phát tán tin giả sẽ phải chịu 7 năm tù. Singapore vừa thông qua Dự luật Bảo vệ khỏi sự thao túng và lừa dối trực tuyến. Người lan truyền tin giả với dụng ý xấu, gây tổn hại nghiêm trọng lợi ích cộng đồng có thể đối mặt với bản án 10 năm tù, các công ty mạng xã hội nếu không tuân thủ các quy định có thể bị phạt lên đến 1 triệu đô la Singapore... Luật An ninh mạng của Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 5, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc bảo đảm những quy định trong Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống, phát huy sức mạnh, hiệu quả là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tăng cường kiểm soát an ninh mạng, trong đó có hoạt động truyền thông mạng xã hội sẽ góp phần xác lập chủ quyền quốc gia trên internet, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

V.L

Bài 2: Nâng cao sức đề kháng, chủ động phản bác.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]