(Baothanhhoa.vn) - Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (gọi tắt là Nghị định 15) chính thức có hiệu lực từ ngày 15-4-2020. Nghị định 15 đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc bớt đi “tin giả”, nhất là những thông tin có nội dung liên quan đến dịch bệnh, thiên tai hoặc ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đăng tải hình ảnh, thông tin lên mạng xã hội: Cẩn trọng kẻo mất tiền oan

Đăng tải hình ảnh, thông tin lên mạng xã hội: Cẩn trọng kẻo mất tiền oan

Cơ quan An ninh điều tra thi hành lệnh bắt đối tượng Phạm Văn Điệp. Ảnh: Đình Hợp (Công an tỉnh)

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (gọi tắt là Nghị định 15) chính thức có hiệu lực từ ngày 15-4-2020. Nghị định 15 đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc bớt đi “tin giả”, nhất là những thông tin có nội dung liên quan đến dịch bệnh, thiên tai hoặc ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những quy định xử phạt đối với hành vi “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội” thì rất nhiều người mơ hồ và thậm chí không biết. Có lẽ vì thế, nhiều người vẫn “vô tư” đăng ảnh của người khác lên mạng xã hội. Có trường hợp thậm chí còn chia sẻ những thông tin, hình ảnh rất chi tiết về tình trạng của người gặp tai nạn với mong muốn giúp người bị nạn tìm được thân nhân mà không biết được rằng những hình ảnh mình đăng, thông tin mình cung cấp hoặc chia sẻ có thể bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Đơn cử như trong một chuyến đi du lịch, tôi thấy chị Phạm Thị Hằng ở gần nhà tôi cứ thường xuyên giơ điện thoại lên để chụp ảnh, quay clip để đưa lên zalo hoặc facebook, thậm chí có những phong cảnh, hoạt động nào đẹp, nhộn nhịp là chị livestream (phát sóng và tương tác trực tiếp với mọi người trên mạng xã hội). Thấy vậy, tôi tế nhị nhắc nhở chị về những quy định trong Nghị định 15, trong đó có quy định về “thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật” sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

“Thế mà tôi không biết nên đi đâu, làm gì thấy hay là tôi lại chụp ảnh, quay clip đưa lên facebook. Hoặc trên facebook có những thông tin nào đọc thấy thương tâm tôi cũng chia sẻ mà không biết rằng những gì mình đưa lên hoặc chia sẻ không có sự đồng ý của người khác thì bị phạt tiền. Thỉnh thoảng tôi xem đài truyền hình, đọc báo đưa một số tin tức xử phạt chủ tài khoản facebook đăng thông tin không đúng sự thật chứ thực sự chưa đọc được thông tin nào nói đến việc đưa ảnh người khác lên mạng xã hội là bị phạt. Nay cô nói tôi mới biết đến có quy định xử phạt như vậy đấy” - chị Phạm Thị Hằng nói.

“Không chỉ có đưa ảnh, thông tin của người khác lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của chủ nhân thì bị phạt tiền đâu mà các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn... cũng bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đó” - Điều 101, Nghị định 15 về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội quy định rõ về việc này, chị nên dành thời gian đọc – tôi nhắc thêm.

Việc chưa hiểu cặn kẽ các quy định của Nghị định 15 nói riêng và các quy định khác nói chung của pháp luật không chỉ riêng chị Hằng mà đó là thực trạng chung hiện nay. Rất nhiều người dân, đặc biệt là giới trẻ chỉ vì muốn câu like, tăng view mà cố tình xuyên tạc đưa hoặc chia sẻ những thông tin sai sự thật, giật gân, chưa được kiểm chứng, hình ảnh miêu tả chi tiết các vụ tai nạn giao thông, vụ án mạng... lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân, gây hoang mang dư luận xã hội. Chính vì sự nông nổi và thiếu hiểu biết pháp luật, nhiều người đã vướng vào vòng lao lý, hoặc đã bị cơ quan chức năng phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin.

Theo số liệu của Sở Thông tin và Truyền thông, năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020, sở đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương xử lý hơn 120 vụ việc liên quan tới việc đăng tải các thông tin xấu độc trên mạng xã hội nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước và truyền đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang cho xã hội. Điển hình như vụ Phạm Văn Điệp (sinh năm 1965, trú tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn) đã thực hiện hành vi lưu trữ, sử dụng, phát tán qua tài khoản facebook nhiều thông tin, tài liệu có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Sở Thông tin và Truyền thông đã thu thập thông tin và chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan an ninh điều tra xử lý theo quy định pháp luật. Kết quả, Hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Điệp 9 năm tù giam về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015. Hay như vụ Bùi Ngọc N. ở huyện Hậu Lộc đăng tải trên tài khoản facebook thông tin bắt cóc trẻ em trên địa bàn sai sự thật, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dân, gây hoang mang cho xã hội. Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã xử lý vi phạm hành chính 5 triệu đồng, yêu cầu đối tượng gỡ bỏ thông tin và viết bản cam kết không tái phạm... Ngoài ra, trong đợt dịch bệnh COVID-19, nhiều đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật nhằm thu hút người truy cập để sử dụng vào các mục đích cá nhân khác nhau, như: Bán hàng trực tuyến (online), tăng lượng tương tác với trang của mình... Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh và công an các huyện đã xử phạt hành chính 113 vụ với các đối tượng vi phạm.

Thiết nghĩ, để tránh bị kiện cáo hoặc mất tiền oan vì đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin sai sự thật, chưa có sự kiểm chứng, những thông tin quá tỉ mỉ, chi tiết về tai nạn giao thông, vụ án mạng, mê tín dị đoan... thì trước hết mỗi người dân cần trang bị kiến thức pháp luật cần thiết để biết chắt lọc thông tin, khi đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng phải hết sức cẩn trọng để tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền các quy định mới của pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh, các buổi sinh hoạt đoàn thể cho hội viên, đoàn viên; quan tâm tới giáo dục văn hóa, đạo đức, hướng dẫn kỹ năng kiểm chứng thông tin để nhận biết tin thật, giả, bảo vệ thông tin cá nhân của mình và người thân trước khi đưa lên mạng xã hội. Tránh việc để lộ, lọt bí mật đời tư của mình và người thân dễ bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo.

Ngân Hà


Ngân Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]