(Baothanhhoa.vn) - Lợi dụng nhu cầu tìm việc của nhiều người, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt thông tin tuyển dụng “việc nhẹ, lương cao”, khóa học làm giàu... Thế nhưng thực tế không ít trường hợp bị lừa mất tiền hoặc nhận được công việc nhưng không như quảng cáo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cẩn trọng chiêu trò tìm việc làm qua mạng xã hội

Lợi dụng nhu cầu tìm việc của nhiều người, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt thông tin tuyển dụng “việc nhẹ, lương cao”, khóa học làm giàu... Thế nhưng thực tế không ít trường hợp bị lừa mất tiền hoặc nhận được công việc nhưng không như quảng cáo.

Cẩn trọng chiêu trò tìm việc làm qua mạng xã hội

Cán bộ, chiến sĩ Công an TP Thanh Hóa nghiên cứu hồ sơ các vụ án liên quan đến lừa đảo tìm việc qua mạng xã hội. Ảnh: Tư liệu

Đủ chiêu trò

Chỉ cần lướt qua một số trang mạng xã hội như facebook, zalo hay thực hiện thao tác tìm kiếm việc làm đơn giản trên Google, hàng trăm kết quả sẽ hiển thị. Hình thức tìm việc nhanh, gọn, dễ dàng này thu hút đông đảo sự quan tâm của giới trẻ, sinh viên, người cần việc.

Tốt nghiệp THPT, em Lê Thị Hồng, ở thị trấn Quán Lào (Yên Định) muốn tìm việc làm để hỗ trợ gia đình. Vào mạng, không khó để Hồng tìm thấy những thông tin tuyển dụng như: Tuyển nhân viên chạy bàn 10 nghìn đồng/giờ, nhân viên bán quần áo 3 triệu đồng/tháng... Do không muốn xa nhà nên cô gái trẻ bị hấp dẫn trước dòng tin “việc làm tại nhà thu nhập cao không mất vốn”. Theo hướng dẫn, Hồng để lại số điện thoại, chừng nửa tiếng sau có một phụ nữ liên lạc với em. Cụ thể công việc của Hồng là xâu chuỗi hạt tại nhà. Xưởng giao nguyên vật liệu đến tận nơi và hứa hẹn sẽ thu mua lại sản phẩm. “Để nhận được đơn hàng, em phải đặt cọc 1 triệu đồng. Đợi mãi cũng chả thấy người ta gửi về, hỏi thì bảo phải đợi chuyến sau. Lâu quá nên em thôi, coi như là học phí để lấy kinh nghiệm”, em Hồng chia sẻ.

Một nạn nhân khác là Nguyễn Văn Sơn, ở xã Minh Khôi (Nông Cống) phản ánh: Khi tìm việc làm trên facebook, Sơn làm quen với một người đàn ông tên Chung. Theo lời giới thiệu, Chung là cán bộ nhân sự của một doanh nghiệp Nhật Bản chuyên sản xuất linh kiện điện tử đang mở rộng sản xuất nên thiếu một số lao động. Công ty có chính sách đãi ngộ lớn với những lao động muốn vào làm việc như: Thu nhập từ 7 - 8 triệu đồng/tháng, kèm mức thưởng cao; miễn phí tiền ăn, hỗ trợ tiền thuê nhà, có quà cho công nhân vào các dịp lễ, tết, sinh nhật... Tuy nhiên, để được vào làm việc, Sơn phải đóng cho Chung 2 triệu đồng. Đang mong muốn có việc làm ngay, nên Sơn đồng ý với các điều kiện đó và nộp hồ sơ kèm 2 triệu đồng cho Chung. Tuy nhiên, chờ mãi không thấy Chung liên lạc, Sơn liền gọi lại thì Chung khất lần và rồi sau đó số điện thoại của Chung tắt máy thì Sơn mới biết mình đã bị lừa.

Chớ nhẹ dạ cả tin

Theo đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh cho biết: Thực trạng tội phạm lừa đảo liên quan đến tìm việc làm qua mạng xã hội ngày càng tăng về số lượng và có tính phức tạp. Hiện nay chiêu trò và thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi, cách thức lừa đảo cũng rất đa dạng như: Dụ dỗ người lao động tham gia khóa học không có giá trị, bỏ phần cấp chứng chỉ nhằm lấy tiền của người học; cung cấp thông tin công việc mập mờ; bỏ qua nhiều cam kết khi tuyển dụng; sử dụng tên công ty gần giống với tên những doanh nghiệp lớn, tạo hiểu lầm cho người tìm việc... Trước tình hình trên, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo liên quan đến tìm việc làm qua mạng xã hội, Công an tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi để nhân dân hiểu biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm này nhằm nâng cao ý thức tự phòng ngừa, phát hiện, tham gia tố giác tội phạm. Tiến hành rà soát, dựng danh sách các đối tượng hiềm nghi để theo dõi, quản lý; điều tra, xử lý nghiêm những vụ xảy ra để tạo tính răn đe. Đồng thời, phối hợp với công an các địa phương trong việc trao đổi thông tin về các vụ án, vụ việc và đường dây, đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội lừa đảo phương thức, thủ đoạn nêu trên... Từ năm 2018 đến cuối tháng 3-2020, lực lượng công an đã bắt, xử lý trên 10 vụ lừa đảo liên quan đến tìm việc làm qua mạng xã hội. Điển hình ngày 6-12-2019, Công an huyện Đông Sơn tiếp nhận đơn tố cáo của chị L.T.H (sinh năm 1987), ở xã Đông Ninh, tố cáo một đối tượng không rõ tung tích trên mạng xã hội facebook lừa đảo chiếm đoạt 80 triệu đồng và nhiều giấy tờ tùy thân khác. Theo đơn tố cáo của chị H., khoảng tháng 11-2019, qua mạng xã hội facebook, chị thấy có thông tin đăng tuyển công dân đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc từ một tài khoản facebook có tên Le Hoai Tu. Qua nhiều lần trao đổi, người này nói đang làm ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ, thuộc Lãnh sự quán Việt Nam và có thể đưa được người lao động sang Hàn Quốc với giá 7.500 USD. Để được làm hồ sơ, người này yêu cầu chị chuyển giấy tờ cá nhân và nộp trước 80 triệu đồng để làm thủ tục. Tin lời đối tượng, chị H. đã chuyển trước 80 triệu đồng cho đối tượng với mong muốn được sang Hàn Quốc làm việc, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền và nhiều lần ra Hà Nội để được ký hợp đồng nhưng đều vô vọng, giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước công dân, hộ khẩu gia đình, giấy đăng ký kết hôn của chị cũng không được trả lại. Ngay sau khi tiếp nhận vụ việc, Công an huyện Đông Sơn đã vào cuộc và nhanh chóng điều tra, xác minh làm rõ. Sau gần 10 ngày rà soát, lần theo dấu vết tội phạm, đến ngày 11-12-2019, Công an huyện Đông Sơn đã xác định Lê Trọng Linh (sinh năm 1985), ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên chính là thủ phạm gây ra vụ việc trên. Ngay sau đó, Công an huyện Đông Sơn đã phối hợp với các lực lượng công an bắt giữ đối tượng. Tại cơ quan công an, Lê Trọng Linh khai nhận: Bản thân không có nghề nghiệp ổn định, nhưng lại ham chơi game nên đã thường lên mạng facebook với một nickname ảo để đăng tin tuyển lao động sang Hàn Quốc. Với thủ đoạn trên, ngoài chiếm đoạt của chị H. số tiền 80 triệu đồng, đối tượng này còn khai nhận đã chiếm đoạt 5 triệu đồng của một bị hại khác ở huyện Hoằng Hóa. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt được Lê Trọng Linh dùng vào việc chơi game và tiêu xài cá nhân.

Một vụ án khác: Nắm bắt nhu cầu tuyển công nhân vào làm việc ở các nhà máy tại Khu Kinh tế Nghi Sơn tăng cao nên một số đối tượng lợi dụng nhận hồ sơ xin việc làm. Trong đó có Ngô Đức Quân, sinh năm 1990, ở xã Hải Châu (Tĩnh Gia) đã đăng tải lên mạng facebook nhiều thông tin liên quan đến việc nhận hồ sơ tuyển công nhân lao động cho các nhà máy và thu tiền với giá từ 200 đến 400 nghìn đồng/1 bộ hồ sơ. Chỉ tính từ đầu tháng 3-2018 đến khi bị bắt, Quân đã thu gần 200 bộ hồ sơ của những người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An để lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 30 triệu đồng. Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã khám xét khẩn cấp nơi ở của Ngô Đức Quân và thu giữ 190 bộ hồ sơ xin việc làm.

Thiết nghĩ, để tránh sập bẫy lừa đảo việc làm qua mạng xã hội, bản thân người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng, đăng ký tìm việc tại những nơi uy tín; nâng cao hiểu biết, cảnh giác của bản thân trước các chiêu trò lừa đảo. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng.

Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận

 Mai thị hòa - 12:46 16/04/20

 Trả lời

Bọn lừa đảo trên mạng mà tôi mất 1.k800 chúng nó tuyển cộng tác viên đăng bán hàng đắp mặt nạ xong mọi thông tin rồi bài đăng mình đưa số dt mình vào chúng cho người quen của chúng nó đặt hàng số lượng lớn cũng cho địa chỉ và số đt đến khi mình gửi ra thuê bao khóa hết thế là mình mất 1800k lấy hàng công ty nó

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]