(Baothanhhoa.vn) - Từ nhiều năm nay, nhiều cơ sở giặt, tái chế bao bì xi măng tại xã Thái Hòa (Triệu Sơn) đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sông Nhơm và cuộc sống người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần kiên quyết xử lý các cơ sở giặt, tái chế bao bì gây ô nhiễm môi trường tại xã Thái Hòa

Từ nhiều năm nay, nhiều cơ sở giặt, tái chế bao bì xi măng tại xã Thái Hòa (Triệu Sơn) đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sông Nhơm và cuộc sống người dân.

Được biết, từ năm 2013, trên địa bàn xã Thái Hòa bắt đầu xuất hiện hoạt động thu gom, tái chế bao bì xi măng. Từ 4 - 5 cơ sở ban đầu, đến nay, số lượng các cơ sở giặt, tái chế bao bì xi măng tại xã lên tới 27 cơ sở. Các cơ sở này đều hoạt động theo hình thức hộ gia đình nên không có các điều kiện đảm bảo môi trường, xử lý chất thải, nước thải theo quy định. Bao bì xi măng sau khi thu gom về sẽ được tiến hành giặt, tái chế, trong khi toàn bộ nước giặt chứa đầy xi măng lại chỉ được lắng qua các ao lắng tạm, sau đó đổ ra sông Nhơm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi có mặt tại xã Thái Hòa, tận mắt chứng kiến các cơ sở giặt, tái chế bao bì xi măng đang hoạt động tấp nập. Người gom bao bì, tách và phân loại, sau đó đem vào máy để giặt. Qua quan sát của chúng tôi, hầu hết các cơ sở ở đây trang thiết bị đều rất đơn sơ, công nhân làm việc không có bảo hộ lao động. Đặc biệt nước trong quá trình sản xuất đang hàng ngày xả trực tiếp ra môi trường. Ông Lê Bá Thành, Chủ tịch UBND xã Thái Hòa thừa nhận: “Trên địa bàn xã hiện có 27 hộ dân mở cơ sở giặt, tái chế bao bì gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền đã kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt thậm chí là cắt điện nhưng được một thời gian họ lại hoạt động. Chỉ cần đầu tư một cái máy khoảng 30- 40 triệu đồng là có thể tiến hành giặt, ngâm ủ bao bì. Lao động thường là những người ngoài 40 tuổi, không thể đi làm ăn xa. Huyện cũng đã quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp nhưng không có vốn giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng nên các hộ vẫn hoạt động ngay tại nhà”.

Đồng chí Lê Phú Quốc, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Triệu Sơn cho biết: Hoạt động giặt, tái chế bao bì tại các cơ sở trên địa bàn xã Thái Hòa là hoạt động tự phát, đã tồn tại qua nhiều năm. Công tác xử lý môi trường chưa được đảm bảo, các cơ sở chưa đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; khối lượng nước thải rắn và nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường, đặc biệt là thải trực tiếp ra sông Nhơm. Mặc dù, một số hộ đã đầu tư bể lắng lọc, tuy nhiên lượng nước thải ra môi trường chưa có đánh giá tiêu chuẩn cụ thể, chưa có cơ sở khoa học về độ an toàn. Qua nhiều lần kiểm tra, huyện đã xử phạt hành chính và nhắc nhở các cơ sở về tình trạng ô nhiễm môi trường đồng thời yêu cầu các cơ sở này có giải pháp đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống xử lý môi trường chưa được các hộ gia đình quan tâm, vẫn để tình trạng xả nước thải, chất thải rắn trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý.

Việc các cơ sở giặt, tái chế bao bì vẫn hàng ngày xả nước thải ra dòng sông Nhơm đã gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước. Việc này đã được cấp ủy chính quyền địa phương thấy rõ từ nhiều năm nay, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có giải pháp khắc phục, xử lý hiệu quả.


Lê Quốc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]