(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật (VPPL) giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021, bằng việc triển khai đồng bộ các hình thức, giải pháp PBGDPL đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, từng bước giảm số vụ việc và người VPPL, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bám sát địa bàn trọng điểm để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật (VPPL) giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021, bằng việc triển khai đồng bộ các hình thức, giải pháp PBGDPL đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, từng bước giảm số vụ việc và người VPPL, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bám sát địa bàn trọng điểm để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Huyện Tĩnh Gia tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Nhằm triển khai, thực hiện có chất lượng, hiệu quả Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về VPPL”, ngày 10-10-2017 Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 3843/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về VPPL giai đoạn 2013-2016” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2021. Theo kế hoạch, Sở Tư pháp – cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì đã phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, như: Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Hà Trung, Yên Định, Hoằng Hóa, Quan Hóa, Mường Lát, Quan Sơn, Ủy ban MTTQ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh... tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu công tác PBGDPL ở các xã trọng điểm về VPPL để tổ chức tuyên truyền, PBGDPL. Theo đó, hàng năm sở và các huyện, ngành tổ chức 5-6 hội nghị PBGDPL, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về đất đai, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm... cho gần 1.800 đội ngũ làm công tác PBGDPL, báo cáo viên, tuyên truyền viên và lực lượng nòng cốt cơ sở tại các cụm xã trọng điểm về VPPL; đồng thời biên soạn, phát hành 25.000 cuốn sách pháp luật, hơn 200.000 tờ gấp pháp luật; 162 đĩa DVD tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, nhân dân tại các địa bàn trọng điểm VPPL; lồng ghép tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật trong chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Văn hóa và Đời sống...

Ở các huyện có địa bàn trọng điểm VPPL, hàng năm đều tổ chức triển khai tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, PBGDPL, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Tính từ năm 2013 đến nay, đã tổ chức 220 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL, kiến thức pháp luật có liên quan cho gần 30.000 lượt báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cấp huyện, xã và hòa giải viên ở cơ sở; tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật, đồng thời huy động hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp đóng trên địa bàn trọng điểm VPPL cùng tham gia PBGDPL nâng cao nhận thức cho nhân dân.

Tĩnh Gia là một trong những địa phương đã làm tốt công tác PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm về VPPL, tạo thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hút đầu tư và triển khai thành công nhiều dự án lớn. Nói về nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm VPPL, ông Lê Hồng Thanh, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Tĩnh Gia cho biết: Hiện nay, tổng số dự án đã và đang thực hiện GPMB trên địa bàn huyện là 110 dự án, trong đó 96 dự án chuyển tiếp từ năm 2018. Vì vậy, nhiều hộ dân đã lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập trái phép tài sản trên đất nhằm mục đích trục lợi khi Nhà nước thu hồi đất. Để nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân cũng như thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về VPPL giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021, Phòng Tư pháp huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các chương trình, kế hoạch công tác tư pháp, tạo cơ sở quan trọng cho sự thống nhất chỉ đạo, điều hành một cách toàn diện các hoạt động tư pháp; đồng thời triển khai kịp thời, có hiệu quả các luật mới được Quốc hội thông qua, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tuyên truyền về Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính...; động viên nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi thường, GPMB; không lấn chiếm, mua bán đất trong vùng dự án nhằm trục lợi; không kích động những người liên quan tham gia khiếu kiện tập thể, gây mất ổn định xã hội... Nhờ vậy, nhận thức pháp luật của nhân dân được nâng lên một bước, giảm bớt số vụ VPPL trong lĩnh vực trật tự xây dựng, đất đai, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm... Tiêu biểu một số xã đã làm tốt công tác này như: Phú Sơn, Phú Lâm, Tân Trường, Trường Lâm... nhiều hộ gia đình đã tự tháo dỡ các công trình vi phạm trên đất để việc thực hiện các dự án được triển khai kịp thời.

Không chỉ ở một số xã của huyện Tĩnh Gia, mà một số xã như Mường Lý, Trung Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn (Mường Lát); thị trấn Quan Hóa, xã Trung Sơn (Quan Hóa); Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền (Triệu Sơn); thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc)... cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện tập trung tổ chức PBGDPL bằng các hình thức: Tuyên truyền lưu động, tư vấn trực tiếp cho nhân dân để giải đáp vướng mắc pháp luật về đất đai, về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự...; tổ chức phiên tòa xét xử lưu động tại địa bàn trọng điểm; thiết lập đường dây nóng, hòm thư tố giác tội phạm và hành vi VPPL; góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Bằng việc triển khai đồng bộ các hình thức, giải pháp PBGDPL, đề án đã cung cấp kịp thời cho cán bộ, nhân dân các văn bản pháp luật mới ban hành về từng lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến cuộc sống, yêu cầu nhiệm vụ, công tác; góp phần tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan Nhà nước, đoàn thể cơ sở và người làm công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm; nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội... từng bước giảm số vụ việc và người VPPL, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai đề án cho thấy, bên cạnh kết quả đạt được cũng còn những bất cập, hạn chế, như: Điều kiện kinh phí cơ sở vật chất phục vụ cho công tác triển khai đề án chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy một số hoạt động của đề án chưa được triển khai có hiệu quả. Một số cấp ủy, chính quyền cấp huyện và xã chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thực hiện đề án, do đó chưa phát huy tính tiền phong, gương mẫu trong việc PBGDPL. Trình độ hiểu biết của người dân không đồng đều, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác PBGDPL. Đội ngũ làm công tác PBGDPL chủ yếu là kiêm nhiệm. Một bộ phận cán bộ, công chức làm đầu mối tham mưu giúp các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai đề án còn chưa nhiệt tình tận tâm, chưa quan tâm trau dồi nghiệp vụ PBGDPL... là những vấn đề cần quan tâm để việc triển khai đề án trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Bài và ảnh: Tô Dung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]