Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 14/5 đã chỉ trích việc Mỹ chính thức chuyển đại sứ quán tại Israel về Jerusalem, đồng thời kêu gọi hoạt động tưởng niệm 58 nạn nhân người Palestine đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh Israel nhằm phản đối quyết định trên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Palestine yêu cầu được quốc tế bảo vệ trước các hành động của Mỹ

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 14/5 đã chỉ trích việc Mỹ chính thức chuyển đại sứ quán tại Israel về Jerusalem, đồng thời kêu gọi hoạt động tưởng niệm 58 nạn nhân người Palestine đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh Israel nhằm phản đối quyết định trên.

Phát biểu với ban lãnh đạo Palestine tại Ramallah ở Bờ Tây, Tổng thống Abbas khẳng định hành động trên của Mỹ đi ngược lại luật pháp và cộng đồng quốc tế và Washington đã tự từ bỏ vai trò chính trị ở Trung Đông như một nhà trung gian hòa giải. Ông cho rằng cần tìm kiếm một cơ chế đa phương quốc tế về hòa bình tại Trung Đông. Ngoại trưởng Palestine Riad Malki cũng cho biết đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn để giải quyết yêu cầu của Palestine được quốc tế bảo vệ. Trong khi đó, Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat cho biết ban lãnh đạo Palestine đã quyết định đệ đơn kiện Israel vi phạm tội ác chiến tranh lên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) liên quan hoạt động xây dựng khu định cư trên các phần đất của Palestine bị chiếm đóng. Bên cạnh đó, lãnh đạo Palestine cũng quyết định hạn chế quan hệ với Israel và thực thi các quyết định của Hội đồng Dân tộc Palestine hồi tháng Tư. Cùng ngày, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đã “kịch liệt phản đối và lên án” việc Mỹ quyết định chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv đến Jerusalem. Trong một tuyên bố, OIC gọi động thái của Mỹ là “quyết định trái phép” và “hành động tấn công nhằm vào quyền lợi về lịch sử, pháp lý, tự nhiên và quốc gia của người dân Palestine.” Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi OIC, gồm 57 thành viên, họp khẩn. Hơn 2.000 người Thổ Nhĩ Kỳ cũng xuống đường tuần hành ở Istanbul nhằm phản đối quyết định của Mỹ chuyển đại sứ quán về Jerusalem. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tuần hành tại Istanbul trong ngày 18/5 để ủng hộ người dân Palestine sau cuộc họp OIC. Bộ Ngoại giao Syria cũng lên án quyết định của Mỹ là "bất hợp pháp" và là một "tội ác" bởi đã khuyến khích Israel sử dụng vũ lực đối với những người biểu tình, khiến ít nhất 58 người thiệt mạng và hơn 2.700 người bị thương. Bộ trên khẳng định Damascus ủng hộ hoàn toàn cuộc đấu tranh của người dân Palestine nhằm bảo vệ các quyền hợp pháp. Hàng trăm sinh viên Arab cũng đã tập trung biểu tình trước trụ sở Liên hợp quốc ở thủ đô Damascus nhằm phản đối quyết định của Mỹ chuyển đại sứ quán về Jerusalem, nhấn mạnh "Jerusalem sẽ mãi là thủ đô của Palestine." Pakistan và Maroc cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Mỹ chuyển đại sứ quán tới Jerusalem, khiến bạo lực bùng phát tại Dải Gaza. Theo Bộ Ngoại giao Pakistan, bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đại hội đồng Liên hợp quốc về giải pháp hai nhà nước, Mỹ vẫn chuyển đại sứ quán về Jerusalem. Vì vậy, quyết định này vi phạm luật pháp quốc tế và một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Trong khi đó, Quốc vương Maroc Mohammed VI cũng coi động thái này của Washington đi ngược lại luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Theo Quốc vương Mohammed, chính sự đồng thuận của quốc tế trong việc phản đối quyết định của Mỹ là "một thông điệp mạnh mẽ" ủng hộ các quyền của người dân Palestine, đồng thời cam kết Maroc sẽ giúp khôi phục lại lòng tin và làm sống lại tiến trình hòa bình giữa Palestine và Israel cũng như tiếp tục các nỗ lực giúp Palestine thành lập một nhà nước độc lập, lấy Đông Jerusalem làm thủ đô. Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Ngoại giao Malaysia cũng ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ quyết định của Mỹ chuyển đại sứ quán về Jerusalem. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Malaysia nhấn mạnh động thái này sẽ làm suy yếu và gây nguy hiểm cho các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp toàn diện và lâu dài cho cuộc khủng hoảng giữa Palestine và Israel. Đồng thời, cũng sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với an ninh và ổn định của khu vực mà còn thổi bùng lên ngọn lửa chống đối và cản trở bất kỳ đàm phán hòa bình nào trong tương lai. Bộ ngoại giao Malaixia trong tuyên bố của mình cũng lưu ý việc mở thêm các đại sứ quán khác trong tương lai sẽ làm trầm trọng thêm tình hình, đồng thời tái khẳng định quan điểm của Malaysia về một giải pháp hai nhà nước trong đó người Palestine và người Israel chung sống hòa bình bên nhau dựa trên đường biên giới trước năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Bộ Ngoại giao Malaysia khẳng định đây là giải pháp khả dĩ duy nhất cho cuộc xung đột Palestine-Israel và Kuala Lumpur sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tất cả các bên để tìm ra một giải pháp công bằng và lâu dài cho cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cũng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế sau vụ Mỹ chuyển đại sứ quán tới Jerusalem làm bùng phát các cuộc biểu tình khiến ít nhất 58 người thiệt mạng. Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các, ông Kono khẳng định "sự việc này là cực kỳ đáng tiếc" và Nhật Bản hy vọng "các bên liên quan giải quyết vấn đề này một cách bình tĩnh." Ông khẳng định Nhật Bản đã không cử các quan chức đến tham dự buổi lễ đánh dấu việc Mỹ chính thức chuyển đại sứ quán về Jerusalem và Chính phủ Nhật Bản cũng không xem xét việc chuyển đại sứ quán đến Jerusalem./.


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]