(Baothanhhoa.vn) - Trong năm 2019, toàn tỉnh có 5 huyện, 57 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), vượt 4 huyện và 16 xã so với mục tiêu đề ra và vượt cả mục tiêu đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Với những kết quả đã đạt được năm 2019 được xem là một năm “Đại thành công” trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng nông thôn mới – một năm nhiều dấu ấn

Trong năm 2019, toàn tỉnh có 5 huyện, 57 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), vượt 4 huyện và 16 xã so với mục tiêu đề ra và vượt cả mục tiêu đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Với những kết quả đã đạt được năm 2019 được xem là một năm “Đại thành công” trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM của tỉnh.

Xây dựng nông thôn mới – một năm nhiều dấu ấn

Mô hình mía tím đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân của xã đạt chuẩn NTM năm 2019 Điền Trung (Bá Thước) nâng cao thu nhập.

Ngay từ khi triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, chú trọng thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp; trong đó, tập trung thực hiện các nhóm giải pháp, như: Thành lập và không ngừng kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện chương trình đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản. Ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả hệ thống văn bản hướng dẫn và các cơ chế, chính sách. Tập trung tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để cán bộ và quần chúng nhân dân hiểu rõ bản chất và cách triển khai thực hiện xây dựng NTM, từ đó phát huy được sức mạnh của sự đoàn kết, đồng thuận, đồng lòng, chung sức xây dựng NTM của quần chúng nhân dân trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, luôn tranh thủ tối đa sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp bộ, ngành Trung ương trong quá trình thực hiện. Đồng thời, phát huy tối đa quy chế dân chủ theo phương châm “Dân biết, dân làm, dân hưởng thụ”, “Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân”, bảo đảm dân chủ, công khai minh bạch từ công tác quy hoạch, kế hoạch, xác định lộ trình, huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện từng nội dung trong xây dựng NTM...

Nhờ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp nói trên trong chặng đường 10 năm, xây dựng NTM của toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật và ấn tượng. Tính đến trung tuần tháng 12-2019, toàn tỉnh có 341 xã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, gần 60% số xã đạt chuẩn NTM; có 897 thôn, bản đạt chuẩn NTM, trong đó có 690 thôn, bản thuộc các xã miền núi. Cũng trong chặng đường 10 năm, tổng huy động nguồn lực cho xây dựng NTM giai đoạn 2010-2019 đạt 56.394,141 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động cộng đồng dân cư chiếm 21,23%, tương đương với 11.974,506 tỷ đồng. Từ nguồn lực huy động được, cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn nông thôn, gần 10 năm qua, các địa phương trong tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp, cải tạo được 13.965 km đường giao thông nông thôn; 1.274 cống tưới tiêu và công trình thủy lợi, 3.892 km kênh mương; 7.286 km đường dây truyền tải điện các loại, 972 trạm biến áp; 12.039 phòng học; 350 công sở xã; 518 trạm y tế xã; 538 trung tâm văn hóa, thể thao xã; 3.431 nhà văn hóa và khu thể thao thôn, bản; 506 trung tâm dịch vụ thương mại và chợ nông thôn; chỉnh trang và xây mới 176.055 nhà ở dân cư; 33.548 công trình cấp nước sinh hoạt; 1.960 công trình vệ sinh và xử lý môi trường nông thôn và 550 bãi tập kết rác thải.

Bên cạnh đó, cùng với việc phân bổ 186,66 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương, hỗ trợ cho các địa phương và một số đơn vị cấp tỉnh triển khai thực hiện các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị, các địa phương trong tỉnh đã huy động thêm được 1.294,163 tỷ đồng từ 64.067 tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện 1.790 mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn. Thông qua thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn theo đó tăng từ 8,9 triệu đồng năm 2010 lên 32,5 triệu đồng năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 26,96% năm 2010 xuống còn 3,7% năm 2019.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]