(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp, song nhờ việc tích cực tuyên truyền, vận động, sự thống nhất cao trong cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận trong nhân dân, đến năm 2018 xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Hoằng Phụ chuyển mình nhờ xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp, song nhờ việc tích cực tuyên truyền, vận động, sự thống nhất cao trong cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận trong nhân dân, đến năm 2018 xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

Xã Hoằng Phụ chuyển mình nhờ xây dựng nông thôn mới

Công trình Trường Mầm non xã Hoằng Phụ đang trong giai đoạn hoàn thiện, đưa vào sử dụng trong năm 2019.

Nhận thức rõ xây dựng NTM là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xã Hoằng Phụ coi đây là cuộc cách mạng mang tính đột phá, đổi mới và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực và vào cuộc thực hiện. Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đã cụ thể hóa nhiệm vụ cụ thể của địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, rà soát từng tiêu chí, đề ra lộ trình thực hiện cho từng năm, từng thời điểm và từng tiêu chí. Đảng bộ xã ban hành nghị quyết chuyên đề, nghị quyết hàng tháng, hàng quý, từng năm và cho cả giai đoạn từ 2012 đến 2020. Hằng năm đều tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện từng tiêu chí; xác định lộ trình, bước đi phù hợp và các giải pháp cụ thể đối với từng thôn, từng nội dung công việc cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn ở cơ sở. Đồng thời có chính sách kích cầu, hỗ trợ và khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong phong trào xây dựng NTM.

Ông Trương Hùng Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, cho biết: Khi bắt tay thực hiện xây dựng NTM, địa phương gặp không ít khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí không đồng đều, đường sá giao thương đi lại khó khăn, nguồn ngân sách xã hạn hẹp, việc khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển thiếu bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chế biến nhỏ lẻ, các doanh nghiệp trên địa bàn manh mún. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nguồn nước mặn xâm thực, hệ thống kênh mương kém, nguồn nước tưới không chủ động nên năng suất thấp trong khi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn và quá trình đô thị hóa chậm... Để phấn đấu về đích NTM, xã xác định có nguồn lao động dồi dào, quỹ đất quy hoạch rồi thì nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong thực hiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, công trình trường học, cơ sở vật chất văn hóa... Vì vậy xã huy động tổng nguồn lực từ vốn ngân sách cấp, vốn Chương trình 257, xã hội hóa và các nguồn lực khác để đầu tư cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó xã chú trọng công tác giảm nghèo, phát huy nội lực để giảm nghèo bằng giải pháp giải quyết việc làm, vận động lao động trong độ tuổi tham gia học nghề, làm việc tại các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Đối với hộ nghèo, cận nghèo xã dùng nguồn dự án sinh kế xã bãi ngang để hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng trọt; tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay, khoa học - kỹ thuật. Chuyển đổi một số cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây, con có giá trị kinh tế cao; kêu gọi các hộ phát triển các dịch vụ kinh doanh...

Xác định nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng đi trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền người dân đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Đặc biệt xã chú trọng vận động các hộ đầu tư ngành nuôi trồng và chế biến hải sản. Hiện xã đã thành lập được 1 HTX chế biến nước mắm Khúc Phụ, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2 triệu lít nước mắm; mở rộng quy mô nuôi thủy sản trên diện tích 250 ha, trong đó có 35 ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng cải tạo ao nuôi, đầm nuôi thủy sản; phát triển mạnh ngành nghề truyền thống, nghề chế biến nước mắm. Trong sản xuất nông nghiệp, xã chú trọng chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ, cải tạo đồng đất; chuyển đổi đất lúa bị nhiễm mặn sang mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Xây dựng kế hoạch, khung lịch thời vụ, quy hoạch vùng trồng, giống trồng cũng như cách bảo vệ đồng điền, phòng trừ dịch bệnh; liên kết 4 nhà trong quá trình sản xuất...

Kết quả, sau 6 năm thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Hoằng Phụ đã có những chuyển biến tích cực. Kinh tế có bước phát triển vượt bậc, thu nhập đầu người năm 2018 đạt 43,6 triệu đồng, tăng 27 triệu đồng so với năm 2013. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm từ 2 đến 3%/năm (năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo là 19%, đến năm 2018 giảm còn 4,96%). Văn hóa – xã hội phát triển theo hướng chuẩn hóa và xã hội hóa; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng kiên cố; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]