(Baothanhhoa.vn) - Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được ví như “một luồng sinh khí mới” mang tới cho người dân nông thôn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và ngày càng chất lượng hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về những miền quê đáng sống

Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được ví như “một luồng sinh khí mới” mang tới cho người dân nông thôn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và ngày càng chất lượng hơn.

Về những miền quê đáng sống

Khu Công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng.

Về xã Phú Lộc (Hậu Lộc) - đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới, đâu đâu cũng thấy một màu xanh trù phú trải dài tít tắp. Bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM từ năm 2011, đảng bộ và nhân dân xã Phú Lộc đã tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà” nhằm tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, từng bước tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, xã quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, vận hành có hiệu quả HTX dịch vụ nông nghiệp, phát động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, chỉnh trang nhà cửa, khu dân cư... Sau 3 năm triển khai, xã Phú Lộc hoàn thành 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,3 triệu đồng (năm 2011) lên 39,6 triệu đồng (năm 2018), đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể.

Về những miền quê đáng sống

Thu hoạch dưa Kim hoàng hậu. Ảnh: Trương Bá Vinh

Thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) là 1 trong 3 thôn đầu tiên của tỉnh được lựa chọn xây dựng thí điểm “Thôn NTM kiểu mẫu”. Sau một năm triển khai thực hiện (từ tháng 7-2017 đến tháng 7-2018), toàn thôn đã đạt 14/14 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,26%; tỷ lệ hộ có thu nhập cao, nhà kiên cố, trang thiết bị mua sắm tăng lên rõ rệt... Về Xuân Lập hôm nay, cảm nhận sự đổi thay đang hiện hữu: Nhà văn hóa thôn thu hút đông đảo người dân thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; Trường Tiểu học Ngọc Phụng 2 được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang; nhiều mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm... đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân và giảm nghèo bền vững.

Nhìn vào tổng thể bức tranh NTM Thanh Hóa, đó không chỉ là khởi sắc về diện mạo, cảnh quan xanh - sạch - đẹp, mà hệ thống chính trị các cấp đã được củng cố, phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực trong chỉ đạo điều hành. Cán bộ gần dân hơn, sát dân hơn. Tư duy sản xuất hàng hóa của người dân rõ nét hơn. Các mô hình kinh tế trang trại hoạt động thực chất và bền vững. Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn, tạo tác phong mới cho người nông dân, giải quyết nhiều việc làm cho lao động tại địa phương. Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Các hoạt động văn hóa tinh thần dần đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả, khai thác tối đa yếu tố con người phù hợp với đời sống và lan tỏa các phong trào thi đua sôi nổi trong toàn dân. Quy chế công khai dân chủ, minh bạch, các hoạt động hành chính công và tiếp cận pháp luật của người dân được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân bình quân đạt 90% trở lên...

Về những miền quê đáng sống

Người dân thôn Xuân Lập (xã Ngọc Phụng, Thường Xuân) có thu nhập cao nhờ trồng cây thanh long ruột đỏ.

Từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM, đến nay toàn tỉnh đã huy động được hơn 46,6 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn trực tiếp từ chương trình xây dựng NTM là gần 12 nghìn tỷ đồng. Nhờ các nguồn vốn trên, một khối lượng lớn đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, công trình thủy lợi, kênh mương, đường điện, trạm biến áp, trụ sở xã, trạm y tế, phòng học, trung tâm văn hóa - thể thao, nhà văn hóa, chợ, công trình vệ sinh, nước sạch... ở nông thôn đã được tập trung đầu tư xây dựng. Đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã có 1 huyện (Yên Định), 284 xã, 730 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM (trong đó có 527 thôn, bản miền núi); bình quân toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã. Phấn đấu năm 2019, ngoài huyện Quảng Xương và Đông Sơn (đang hoàn tất các thủ tục để được công nhận huyện đạt chuẩn NTM) có 1 huyện, 41 xã đạt chuẩn NTM, bình quân toàn tỉnh đạt 16,7 tiêu chí/xã. Mỗi huyện miền núi có từ 3-5 thôn, bản đạt chuẩn NTM; phấn đấu có thêm 3 thôn NTM kiểu mẫu, 10-15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1-2 xã NTM kiểu mẫu.

Thanh Hóa xuất phát điểm thấp, đơn vị cấp xã lớn. Tuy vậy, để triển khai chương trình NTM, tỉnh vừa bám sát theo đúng hướng dẫn của trung ương, vừa có nhiều cách làm sáng tạo, khoa học, hiệu quả, như: Thực hiện quy hoạch 3 trong 1; quy định trình tự, thủ tục xét công nhận và tổ chức công bố xã đạt chuẩn NTM; lấy phiếu thăm dò, đánh giá sự hài lòng của người dân; ban hành bộ tiêu chí xây dựng thôn bản NTM...

Có thể nói, xây dựng NTM là một chương trình lớn có tính chiến lược, có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, bởi giá trị cốt lõi cuối cùng là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. NTM đã thực sự khơi dậy được nội lực và phát huy được sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ để những miền quê luôn vươn tới là những nơi đáng sống nhất.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]