(Baothanhhoa.vn) - Trong quý I năm 2019, TP Thanh Hóa phấn đấu 100% số xã “cán đích” nông thôn mới (NTM). Với quyết tâm chính trị cao, ngay những ngày đầu năm, 5 xã gồm: Đông Lĩnh, Đông Vinh, Thiệu Vân, Thiệu Khánh, Đông Hưng đã bắt tay vào việc hoàn thành những tiêu chí NTM cuối cùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới

Trong quý I năm 2019, TP Thanh Hóa phấn đấu 100% số xã “cán đích” nông thôn mới (NTM). Với quyết tâm chính trị cao, ngay những ngày đầu năm, 5 xã gồm: Đông Lĩnh, Đông Vinh, Thiệu Vân, Thiệu Khánh, Đông Hưng đã bắt tay vào việc hoàn thành những tiêu chí NTM cuối cùng.

Nỗ lực hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới

Diện mạo nông thôn mới ở xã Thiệu Vân.

Giống với nhiều địa phương khác trong tỉnh, khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Thiệu Vân gặp không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Để giải “bài toán” khó ấy, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xã đã cùng vào cuộc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để từng cán bộ, đảng viên và người dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM. Khi có được sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân, xã đã kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước với sức dân để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Từ năm 2012 đến nay, xã Thiệu Vân đã huy động được 107,757 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 58,486 tỷ đồng, chiếm 54,82%, còn lại là nguồn vốn ngân sách của Trung ương, của tỉnh và thành phố hỗ trợ. Từ sức dân và nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhiều công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã như: Điện chiếu sáng, đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa, kênh mương nội đồng... được đầu tư xây dựng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Hiện xã Thiệu Vân đã bê tông, nhựa hóa được hơn 19 km đường giao thông nông thôn, ngõ xóm; kiên cố hóa 9,2 km giao thông nội đồng và 80% tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu nước đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân... Việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn ở Thiệu Vân đều được đảng ủy, chính quyền xã đưa ra bàn bạc công khai, minh bạch với nhân dân. Đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Chỉ còn ít ngày nữa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thiệu Vân sẽ hân hoan đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Tương tự, xã Đông Lĩnh cũng đang gấp rút hoàn thành các tiêu chí còn dang dở để sớm “cán đích” NTM. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, trong 7 năm qua, xã đã bê tông hóa được 39 km đường giao thông nội thôn, gần 10 km đường trục xã, kiên cố hóa được 24,8 km kênh mương đầu mối và 15/15 thôn đều đã khai trương xây dựng thôn văn hóa... Điều chúng tôi ghi nhận được ở Đông Lĩnh, ngoài đóng góp tiền theo đầu khẩu, khoảng 500 hộ dân địa phương đã tự nguyện hiến 5.321 m2 đất các loại, phá bỏ 8.385m tường rào cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông. Giống với các xã vùng ven TP Thanh Hóa, xã Đông Lĩnh đã lựa chọn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ và phát triển nông nghiệp công nghệ cao làm hướng đi trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, xem đây là khâu đột phá trong việc nâng cao thu nhập cho người dân. Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân phát triển kinh tế theo mô hình dịch vụ thương mại, doanh nghiệp nhỏ. Được tuyên truyền, vận động, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh, thành lập mới doanh nghiệp, thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, với các ngành nghề như: Điện tử, mộc, xây dựng, trồng hoa cây cảnh, sản xuất quả cầu lông. Hiện nay, toàn xã có 291 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và 30 doanh nghiệp nhỏ. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xã khuyến khích các hộ gia đình phát triển trang trại, gia trại. Đồng thời, trong năm 2018, đảng ủy đã tập trung chỉ đạo xây dựng nghị quyết chuyên đề về công tác tập trung tích tụ ruộng đất xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 2,6%.

Đến cuối năm 2018, TP Thanh Hóa đã có 12 xã “cán đích” NTM. Với quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương, tin tưởng rằng ngay trong những tháng đầu năm 2019, thành phố sẽ hoàn thành mục tiêu 100% xã về đích NTM, góp phần xây dựng TP Thanh Hóa trở thành đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]