(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa - thể thao thôn, xã nhằm hoàn thành các tiêu chí xã văn hóa NTM. Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... góp phần nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Cẩm Thủy

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa - thể thao thôn, xã nhằm hoàn thành các tiêu chí xã văn hóa NTM. Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... góp phần nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho nhân dân.

Lễ hội Khai Hạ (xã Cẩm Lương).

Quá trình triển khai xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cẩm Thủy nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhờ vậy, các nguồn lực được phát huy tối đa, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đến nay, toàn huyện có 6/19 xã đạt chuẩn NTM (vượt chỉ tiêu đề ra đến năm 2020 có 2 xã NTM), gồm 3 xã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí mới (Cẩm Ngọc, Cẩm Bình, Cẩm Giang) và 3 xã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí cũ (Cẩm Tân, Cẩm Tú, Cẩm Vân). Trước khi triển khai xây dựng NTM, xã Cẩm Giang đã có trung tâm văn hóa - thể thao, nhưng vẫn chưa được đầu tư cơ sở vật chất. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và rèn luyện sức khỏe của nhân dân, từ nguồn ngân sách huyện và xã, địa phương đã tiến hành tu sửa và đầu tư trang thiết bị cho trung tâm văn hóa - thể thao, với tổng kinh phí 680 triệu đồng. Đồng thời, từ các nguồn đóng góp của nhân dân và hỗ trợ của Nhà nước, xã đã xây dựng, nâng cấp 10 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn, với tổng kinh phí xây dựng trên 500 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2016, Cẩm Giang có 9/10 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có thể nói, việc chú trọng hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao thôn, xã gắn với quá trình xây dựng NTM, không chỉ góp phần “làm mới” diện mạo xã Cẩm Giang; mà còn tạo cơ sở để người dân chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần, sức khỏe, cũng như xây dựng nếp sống văn hóa mới trên địa bàn.

Bên cạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở, huyện Cẩm Thủy đã xác định phong trào xây dựng làng, tổ dân phố, cơ quan văn hóa, xã văn hóa NTM là nhiệm vụ nòng cốt và xuyên suốt của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tính đến nay, toàn huyện có khoảng 230 làng, tổ dân phố, cơ quan văn hóa, trong đó, các xã có tốc độ phát triển nhanh so với chỉ tiêu được giao là Cẩm Phú, Cẩm Long, Cẩm Vân, Cẩm Quý, Cẩm Tú, Cẩm Yên, Cẩm Tân, Phúc Do, Cẩm Ngọc, thị trấn Cẩm Thủy, Cẩm Lương, Cẩm Bình, Cẩm Sơn, Cẩm Thành. Việc khai trương xây dựng làng văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa NTM đã tạo nên một không khí mới, diện mạo mới cho các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, gìn giữ và từng bước phát triển vốn văn hóa truyền thống. Từ các đơn vị điển hình của phong trào như làng Phúc Ngọc, xã Cẩm Ngọc; làng Lụa, xã Cẩm Sơn; làng Muốt, xã Cẩm Thành; làng Đồng Chạ, xã Cẩm Phong; làng Do Thượng, xã Cẩm Tân; làng Bùi, xã Cẩm Thạch... đến nay, 100% số xã trên địa bàn đã đề ra mục tiêu phấn đấu về xây dựng nhà văn hóa, sân vận động, tụ điểm vui chơi ở từng làng, từng thôn, xóm và triển khai Đề án “Xây dựng làng văn hóa từ các làng truyền thống”.

Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM, cùng với điểm nhấn là xây dựng làng, đơn vị văn hóa, việc xây dựng gia đình văn hóa cũng được địa phương chú trọng, gắn với xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; đồng thời, tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Sự phát triển sâu rộng của phong trào đã và đang góp phần tích cực vào việc ngăn chặn, phòng ngừa và bài trừ các loại tệ nạn xã hội trên địa bàn. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cũng được nhiều xã, thôn, làng, các cơ quan, đơn vị tích cực triển khai, bằng nhiều việc làm thiết thực. Từ đó, bước đầu hình thành những phong tục tập quán mới, cải tạo những tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đặc biệt, tại xã NTM Cẩm Bình, đồng bào dân tộc Mường, Dao đã bỏ hẳn lễ thách cưới, không tổ chức ăn uống dài ngày; đám tang không để quá 24 tiếng, không phúng cỗ chín và ăn uống linh đình, không lăn đường, không rải giấy vàng ra đường... Hay xã NTM Cẩm Vân đã quán triệt đến từng thôn, yêu cầu không tổ chức ăn uống đông người, không hút thuốc lá tại các đám cưới và trong các ngày lễ hội; nhiều thôn đám cưới được tổ chức theo nếp sống mới tại nhà văn hóa thôn do đoàn thanh niên đứng ra tổ chức...

Có thể khẳng định, việc nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho nhân dân, gắn với xây dựng NTM đã tạo cơ sở để huyện Cẩm Thủy từng bước hình thành nếp sống văn hóa, văn minh trong từng gia đình, làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị. Từ đó, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trên địa bàn.


Bài và ảnh: Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]