(Baothanhhoa.vn) - Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, quy mô lớn, tạo được chuỗi giá trị là mục tiêu chính trong định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh ta.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong phát triển chăn nuôi trang trại

Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, quy mô lớn, tạo được chuỗi giá trị là mục tiêu chính trong định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh ta.

Trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Lê Trí Lợi, xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương.

Do đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tập trung thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế trang trại, như: Đẩy mạnh tích tụ đất đai, dành quỹ đất phát triển kinh tế trang trại; chủ động kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi. Cùng với đó, tỉnh ta đã ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Nhờ đó, kinh tế trang trại của tỉnh đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển dần từ chăn nuôi gia trại sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Hiện, toàn tỉnh đã có 6 khu trang trại chăn nuôi quy mô lớn đi vào hoạt động và 3 khu trang trại đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên địa bàn tỉnh bước đầu đã hình thành một số chuỗi liên kết trong chăn nuôi, như: Chuỗi chăn nuôi bò sữa của Công ty TNHH bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa; Công ty CP Nông sản Phú Gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm sạch theo chuỗi; Công ty TNHH Hoa Mai và Công ty CP Súc sản Hàm Rồng giết mổ, chế biến lợn sữa; Công ty CP Nông sản, thực phẩm Việt Hưng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm sạch theo chuỗi.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả, song việc phát triển chăn nuôi trang trại trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Theo đánh giá của Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khó khăn lớn nhất trong phát triển chăn nuôi trang trại của tỉnh ta hiện nay là sản xuất chủ yếu vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chưa hình thành được các chuỗi liên kết, nên đầu ra của sản phẩm chưa thực sự ổn định. Phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng tập trung ở một số địa phương còn hạn chế, do khó tích tụ đất đai. Điều này cũng chính là rào cản khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, quy mô lớn. Khâu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi luôn trong tình trạng bấp bênh, hầu như các trang trại đều phải tự lo đầu ra. Một hạn chế nữa là trình độ quản lý của các chủ trang trại và tay nghề của người lao động trong các trang trại hiện nay còn thấp. Vẫn còn nhiều trang trại chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định, nên còn gây ảnh hưởng đến môi trường.

Theo ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân của những hạn chế này là do ngành chăn nuôi có xuất phát điểm thấp, phát triển theo hướng tự phát, thiếu định hướng, hoạch định đầu tư bài bản. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi theo định hướng tái cơ cấu, trước hết, chính quyền các địa phương phải đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, nhằm tạo điều kiện về quỹ đất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về chăn nuôi, thú y trong quá trình chăn nuôi; phát triển trồng cỏ, chế biến thức ăn cho gia súc... Hiện tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ động kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn; đẩy mạnh việc du nhập, cải tạo và nâng cao chất lượng giống vật nuôi; thực hiện nghiêm việc quản lý giống vật nuôi theo pháp lệnh giống; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, sử dụng kháng sinh cấm, chất cấm trong chăn nuôi để bảo vệ lợi ích chính đáng của người chăn nuôi và bảo đảm an toàn thực phẩm. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án về chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tổ chức lại hệ thống sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm theo chuỗi khép kín từ khâu chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, trứng, sữa trong chăn nuôi. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và tham gia xuất khẩu.


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]