(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng nông thôn mới (XD NTM) - một chủ trương lớn mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. NTM hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững; một xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, tiến bộ; một thế hệ nông dân kiểu mới, có những tố chất tiên tiến về văn hóa, chính trị, lối sống, kỹ năng lao động, trình độ sản xuất, phương thức sản xuất... Mục tiêu cuối cùng mà chương trình XDNTM hướng tới là những vùng quê tiến bộ, văn minh, hiện đại, con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng nâng cao...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả nổi bật và kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Xây dựng nông thôn mới (XD NTM) - một chủ trương lớn mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. NTM hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững; một xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, tiến bộ; một thế hệ nông dân kiểu mới, có những tố chất tiên tiến về văn hóa, chính trị, lối sống, kỹ năng lao động, trình độ sản xuất, phương thức sản xuất... Mục tiêu cuối cùng mà chương trình XDNTM hướng tới là những vùng quê tiến bộ, văn minh, hiện đại, con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng nâng cao...

Kết quả nổi bật và kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Các cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh tham quan một mô hình sản xuất trong nhà lưới tại huyện Đông Sơn.

Tại tỉnh Thanh Hóa, chương trình XDNTM đã và đang đi đúng hướng, với tầm vóc, vai trò, ý nghĩa và thành tựu đạt được hết sức to lớn. Chương trình đã bao trùm, bao phủ toàn diện về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cũng như mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh trật tự ở nông thôn...

Cái được đầu tiên tưởng chừng như vô hình nhưng có ý nghĩa quan trọng là làm chuyển biến nhận thức của người dân trong việc triển khai chương trình - cũng là xây dựng các vùng quê ngày càng giàu đẹp, hiện đại, văn minh. XDNTM ban đầu còn là một sự mới lạ, nhiều người hoài nghi. Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện, bằng quyết tâm chính trị cao, có nhiều sáng tạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự chung tay góp sức của toàn xã hội, người dân đã tự giác tham gia hưởng ứng. Lấy phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ, lấy tài dân, sức dân để lo cho dân; Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ. Nhờ đó, mô hình thôn, bản, xã, huyện NTM đã hiện thực hóa ở nhiều nơi trên miền đất xứ Thanh.

Ngay từ những giai đoạn đầu, tỉnh ta đã xác định Chương trình Phát triển nông nghiệp và XDNTM là chương trình số 1 trong 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh. Từ đó, đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ chính trị cho toàn đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong tỉnh... Trong khi các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa hoàn thiện, chưa kịp thời; căn cứ điều kiện cụ thể, với cách tiếp cận tự tin, sáng tạo, tỉnh ta đã thành lập bộ máy tổ chức chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở; đã ban hành hướng dẫn lập “Quy hoạch xã NTM 3 trong 1”, Quy định “Lấy phiếu đánh giá về sự hài lòng của người dân”, “Quy định trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiêu chí NTM”, đặc biệt là đến đầu năm 2014 tỉnh ta đã ban hành “Bộ tiêu chí thôn, bản NTM” . Đó là những cách làm riêng mà cả nước chưa có, sau này, Trung ương thấy hiệu quả, mới phổ biến cho các tỉnh triển khai.

Về huy động nguồn lực, tỉnh ta là một trong những địa phương chủ động kiến tạo khung pháp lý và sớm ban hành cơ chế, chính sách riêng trong XDNTM (như: Để lại tiền thu từ chuyển quyền sử dụng đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình, hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất; thưởng thôn, bản, xã, huyện đạt chuẩn NTM). Trong hơn 9 năm qua, tỉnh ta đã huy động được nguồn lực khá lớn với hơn 46.614 tỷ đồng cho XDNTM. Cùng với nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, các địa phương đã chủ động khai thác, huy động các nguồn nội lực trong nhân dân, như: Góp công lao động, hiến đất, vật liệu, tiền, đóng góp tinh thần và động viên người thân thành đạt tham gia; đồng thời chú trọng khai thác huy động các nguồn từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội.

Từ nguồn lực trên, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo được 9.335 km đường giao thông nông thôn, gần 2.000 km đường giao thông nội đồng, 617 công trình thủy lợi nhỏ, 2.539 km kênh mương nội đồng, gần 12.700 phòng học các cấp, 326 trạm biến áp và 2.292 km đường dây hạ thế... Các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng mới được 471 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 2.958 nhà văn hóa thôn, 334 chợ nông thôn, 519 trạm y tế, 449 trụ sở xã, hơn 52.000 công trình cấp nước sinh hoạt, xây mới và chỉnh trang 102.460 nhà ở dân cư...

Cùng với đó, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ được chú trọng thực hiện. Công tác tích tụ, tập trung đất đai gắn với quy hoạch đồng ruộng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến được đẩy mạnh. Từ nguồn vốn trực tiếp của chương trình, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.592 mô hình sản xuất các loại.

Lấy thước đo tiêu chí NTM làm quy chuẩn, điều dễ thấy ở các địa phương trong tỉnh đều có mức tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Bình quân chung cả tỉnh, khi bắt đầu triển khai XDNTM ở mức 4,7 tiêu chí/xã, hiện nay đã đạt 16,5 tiêu chí/xã. Khi triển khai, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cả tỉnh mới đạt 8,9 triệu đồng/người/năm, theo mức chuẩn tiêu chí NTM lúc đó thì chỉ có 57 xã đạt (bằng 10% số xã), thì hiện nay đạt 28,5 triệu đồng/người/năm và theo chuẩn tiêu chí thu nhập hiện tại thì đã có 422 xã đạt (bằng 74,2% số xã).

Về lĩnh vực xã hội, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao kỹ năng tay nghề và giải quyết việc làm theo cả 2 hướng phi nông nghiệp và nông nghiệp đã có sự quan tâm tập trung chỉ đạo, được coi là giải pháp đột phá, căn cơ để chuyển đáng kể lực lượng lao động nông nghiệp dư thừa sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn. Chất lượng đạt chuẩn các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa được nâng lên. Trên thực tế, tình làng, nghĩa xóm, phát huy quy chế dân chủ, giữ gìn vệ sinh môi trường, tình hình an ninh nông thôn đã có thay đổi căn bản theo chiều hướng tích cực.

Điều dễ nhận thấy hiện nay là bức tranh tổng thể hay diện mạo NTM tỉnh Thanh đã có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn tỉnh đã có 321/569 xã đạt chuẩn NTM (bằng 56%), hoàn thành mục tiêu của tỉnh sớm trước một năm. Đối với cấp huyện, đã có huyện Yên Định đạt chuẩn và dự kiến đến hết năm 2019 có thêm 4 huyện đạt chuẩn NTM. Tuyệt đại đa số các xã trong tỉnh đều được hưởng lợi từ chương trình XDNTM. Cái được lớn nhất là được lòng dân, cái được lớn thứ hai là điều kiện, chất lượng cuộc sống và tư duy sản xuất hàng hóa của người nông dân được nâng lên rõ rệt; thứ ba là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở - từ trách nhiệm, năng lực quản lý đến sự sâu sát, gần gũi với dân hơn.

Từ thực tiễn sinh động của quá trình XDNTM, có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cốt lõi: Nhận thức đúng là tiền đề; cán bộ tâm huyết là quyết định; 19 tiêu chí là định hướng; phát triển sản xuất là gốc; xây dựng hạ tầng thiết yếu là khâu đột phá; nâng cao đời sống, phát huy vai trò chủ thể của người dân là mục tiêu; lợi ích mang lại cho người dân là động lực; công khai dân chủ là yêu cầu bắt buộc; lòng dân đồng thuận là bí quyết thành công. Quá trình triển khai thực tiễn cũng rút ra 5 nhóm vấn đề cần quan tâm cho các giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, 5 nên: Chủ động, sáng tạo, thích nghi, đột phá và kiên trì; 5 tránh: Hoài nghi, ỷ lại, nóng vội, thờ ơ và áp đặt; 5 mới: Tư duy mới, diện mạo mới, kinh tế mới, văn hóa mới và con người mới; và 5 chuyển dịch: Nhận thức, đất đai, sản xuất, chất lượng lao động và hình thức tổ chức sản xuất.

Trần Đức Năng

Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]